Kháng thể của bệnh nhân mắc Covid-19 không tồn tại suốt đời

VOV.VN - Các chuyên gia Trung Quốc ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 sau khi hồi phục đã tái nhiễm mà không phải là “tái dương tính”.

Cùng với việc mới đây Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 sau khi hồi phục đã tái nhiễm mà không phải là “tái dương tính”, các chuyên gia Trung Quốc khẳng định, kháng thể của người nhiễm Covid -19 chỉ có thể bảo vệ cơ thể từ 6 tháng đến 1 năm mà không phải là tồn tại suốt đời. 

Ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh Trung Quốc cho biết, sự khác biệt giữa ca tái nhiễm Covid -19 mới đây với các ca “tái dương tính” được ghi nhận trước đó ở chỗ, các ca “tái dương tính” không còn virus sống, người bệnh cũng không có triệu chứng và khả năng lây nhiễm. Trong khi đó, ca tái nhiễm Covid -19 vẫn còn virus sống và hoàn toàn có thể lây nhiễm virus cho người khác.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến ca tái nhiễm này, ông Ngô Tôn Hữu nói: “Sau khi nhiễm bệnh thì cơ thể người bệnh sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên các kháng thể này không phải là tồn tại suốt đời. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra khả năng này, theo đó, các kháng thể sinh ra sau khi người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 chỉ có khả năng bảo vệ cơ thể trong khoảng 6-12 tháng”.

Ông Lý Bân - chuyên gia nghiên cứu sinh vật học tế bào của Trung Quốc nhận định, mặc dù là tái nhiễm và các kháng thể không phát huy tác dụng, tuy nhiên trong cơ thể người bệnh vẫn còn các tế bào nhớ (memory T cells) giúp giảm bớt khả năng dẫn đến các biến chứng nặng của bệnh. Ông Lý Bân cũng lạc quan cho rằng, bất kể virus có biến đổi như nào thì nó cũng chỉ gây tác hại khi xâm nhập vào trong tế bào, thông qua kết hợp với thụ thể ACE2, mà chức năng của vaccine là ngăn ngừa sự kết hợp của thụ thể ACE2 với vi rút, đây chỉ là ca tái nhiễm đơn lẻ và vaccine vẫn có thể phát huy tác dụng.

Trước đó, hôm 24/8 vừa qua, Đặc khu hành chính Hong Long (Trung Quốc) xác nhận một trường hợp tái nhiễm Covid-19. Bệnh nhân là nam giới từng mắc Covid-19 hồi cuối tháng 3 và xuất viện hồi giữa tháng 4. Sau khi đối chiếu trình tự gien virus trong lần nhiễm đầu tiên và lần thứ 2 của bệnh nhân này, nhóm nghiên cứu của Khoa vi sinh thuộc Đại học Hong Kong đã phát hiện thấy 24 điểm khác biệt. Đáng chú ý, qua tiến hành xét nghiệm, bác sỹ đã không còn tìm thấy kháng thể của người bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khi xét nghiệm, điều trị Covid-19 ở Hà Nội thì đến đâu?
Khi xét nghiệm, điều trị Covid-19 ở Hà Nội thì đến đâu?

VOV.VN - Sở Y tế Hà Nội vừa phân công 13 bệnh viện tuyến cuối của thành phố tiếp nhận chuyển tuyến điều trị và thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.

Khi xét nghiệm, điều trị Covid-19 ở Hà Nội thì đến đâu?

Khi xét nghiệm, điều trị Covid-19 ở Hà Nội thì đến đâu?

VOV.VN - Sở Y tế Hà Nội vừa phân công 13 bệnh viện tuyến cuối của thành phố tiếp nhận chuyển tuyến điều trị và thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.

Những lưu ý với bệnh nhân ung thư trong dịch Covid-19
Những lưu ý với bệnh nhân ung thư trong dịch Covid-19

VOV.VN - Bệnh nhân ung thư cần lưu ý gì khi đi khám trong mùa Covid-19, TS-BS Đào Văn Tú, Phó trưởng Khoa điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K tư vấn

Những lưu ý với bệnh nhân ung thư trong dịch Covid-19

Những lưu ý với bệnh nhân ung thư trong dịch Covid-19

VOV.VN - Bệnh nhân ung thư cần lưu ý gì khi đi khám trong mùa Covid-19, TS-BS Đào Văn Tú, Phó trưởng Khoa điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K tư vấn

Mổ cấp cứu cứu BN 888 bị xuất huyết tiêu hóa giữa tâm dịch Covid-19
Mổ cấp cứu cứu BN 888 bị xuất huyết tiêu hóa giữa tâm dịch Covid-19

VOV.VN - BN888, 65 tuổi, đang được điều trị với chẩn đoán viêm phổi do Covid-19 trên nền bệnh tăng huyết áp, tiền sử loét dạ dày.

Mổ cấp cứu cứu BN 888 bị xuất huyết tiêu hóa giữa tâm dịch Covid-19

Mổ cấp cứu cứu BN 888 bị xuất huyết tiêu hóa giữa tâm dịch Covid-19

VOV.VN - BN888, 65 tuổi, đang được điều trị với chẩn đoán viêm phổi do Covid-19 trên nền bệnh tăng huyết áp, tiền sử loét dạ dày.