Khuyến cáo không dùng thuốc sát khuẩn Povidon-iod để ngăn chặn hoặc điều trị COVID-19

VOV.VN - Mới đây, một người tự nhận mình là bác sĩ phòng cấp cứu đã chia sẻ trên Twitter về cách ngăn ngừa COVID-19 bằng thuốc sát khuẩn Povidon-iod.

Nhận lời khuyên y tế chỉ từ các xu hướng trên mạng xã hội thường không phải là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn. Thông thường, nó có thể nguy hiểm.

Được biết, một video YouTube gần đây đã lan truyền trên Facebook và Twitter những thông tin không chính xác về cách súc miệng bằng iod khử trùng có thể ngăn ngừa COVID-19. Đoạn video được chia sẻ vào tháng 4 với chú thích kèm theo “các bác sĩ đề nghị súc miệng bằng Povidon-iod để ngăn COVID-19 xâm nhập vào phổi”. Video này đã thu hút hơn 155.000 lượt xem với nhiều bình luận của công chúng hỏi cách chính xác để thực hiện phương pháp này.

Nhưng, liệu súc miệng với thuốc sát khuẩn Povidon-iod thực sự có thể ngăn chặn hoặc điều trị COVID-19 không?

Theo các chuyên gia, đây hoàn toàn là một quan niệm không đúng và thậm chí có thể nguy hiểm nếu bạn nuốt phải dung dịch này.

Tiến sĩ Theodore Strange, Chủ nhiệm Y khoa lâm thời tại Bệnh viện Đại học Staten Island, New York cho biết: “Bạn không nên ăn hoặc súc miệng bằng dung dịch Povidon-iod để ngăn ngừa COVID-19. Tôi không biết ý tưởng này đến từ đâu nhưng nó có đặc tính là một chất khử trùng. Chúng tôi bôi nó lên vết cắt và vết thương, và trước đây, nó đã được sử dụng trong nước súc miệng. Dung dịch này làm sạch da và tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng virus SARS-CoV-2 không phải là vi khuẩn, nó là một loại virus”.

Cách sử dụng iod an toàn

Iod (Iốt), với lượng thích hợp, có thể tốt cho cơ thể. Cơ thể không thể tự sản xuất ra nó, vì vậy chúng ta phải lấy nó từ thực phẩm. Iod có tự nhiên trong một số loại thực phẩm, như cá, tôm, rong biển và các loại hải sản khác. Trẻ sơ sinh cũng nhận được một lượng nhỏ iod từ sữa mẹ. Tuy nhiên, quá nhiều iod có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nó có thể gây ra bướu cổ, viêm tuyến giáp và trong một số trường hợp là ung thư tuyến giáp.

Dung dịch Povidon-iod 10% có chứa iod được bán tại các hiệu thuốc để điều trị vết cắt và vết thương nhẹ bằng cách tiêu diệt vi khuẩn. Nó không được dùng để súc miệng hoặc uống. Liều lượng lớn iod có thể gây bỏng rát trong miệng, cổ họng, dạ dày và buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nó thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ về thần kinh.

“Chưa có bằng chứng khoa học nào về việc sử dụng Povidon-iod để phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19 trong các thử nghiệm lâm sàng ở người. Nếu có điều gì đó đơn giản mà hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị virus SARS-CoV-2, thì mọi bác sĩ ở mọi quốc gia sẽ ủng hộ nó”, dẫn lời Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư y tế dự phòng thuộc Khoa Chính sách Y tế tại Đại học Vanderbilt, Nashville.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa COVID-19

Vaccine vẫn là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Đây là điều mà các chuyên gia đồng ý. Ngoài ra, các biện pháp mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã khuyến cáo kể từ đầu đại dịch như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội nên được kết hợp với việc tiêm chủng để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?
Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?

VOV.VN - Cho đến nay, đã có một số báo cáo về biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 liên quan đến tim mạch nhưng không phổ biến. Nhiều thắc mắc được đặt ra là liệu vaccine có gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch không?

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?

VOV.VN - Cho đến nay, đã có một số báo cáo về biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 liên quan đến tim mạch nhưng không phổ biến. Nhiều thắc mắc được đặt ra là liệu vaccine có gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch không?

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?
COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.

COVID-19 có liên quan đến giảm cân và suy dinh dưỡng không?
COVID-19 có liên quan đến giảm cân và suy dinh dưỡng không?

VOV.VN - Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) của Mỹ, giảm cân và nguy cơ suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân COVID-19 được đánh giá sau khi thuyên giảm lâm sàng.

COVID-19 có liên quan đến giảm cân và suy dinh dưỡng không?

COVID-19 có liên quan đến giảm cân và suy dinh dưỡng không?

VOV.VN - Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) của Mỹ, giảm cân và nguy cơ suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân COVID-19 được đánh giá sau khi thuyên giảm lâm sàng.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất
4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu thuộc Sở Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Long Beach (Mỹ) đã xác định 4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất.

4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất

4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu thuộc Sở Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Long Beach (Mỹ) đã xác định 4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất.

Sản phụ mắc COVID-19, phải chạy ECMO hồi phục và xuất viện
Sản phụ mắc COVID-19, phải chạy ECMO hồi phục và xuất viện

VOV.VN - Đây là trường hợp sản phụ mắc COVID-19 nặng, điều trị bằng kỹ thuật ECMO đầu tiên của Đồng Nai. Bệnh nhân đã được các y bác sĩ giành lại sự sống một cách ngoạn mục và được xuất viện vào đúng dịp Trung thu.

Sản phụ mắc COVID-19, phải chạy ECMO hồi phục và xuất viện

Sản phụ mắc COVID-19, phải chạy ECMO hồi phục và xuất viện

VOV.VN - Đây là trường hợp sản phụ mắc COVID-19 nặng, điều trị bằng kỹ thuật ECMO đầu tiên của Đồng Nai. Bệnh nhân đã được các y bác sĩ giành lại sự sống một cách ngoạn mục và được xuất viện vào đúng dịp Trung thu.

Ai có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm COVID-19 sau tiêm chủng?
Ai có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm COVID-19 sau tiêm chủng?

VOV.VN - Một nghiên cứu trên hàng triệu người được chủng ngừa COVID-19 đã xác định được những đối tượng có nguy cơ nhập viện và tử vong cao nhất sau khi lây nhiễm đột phá.

Ai có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm COVID-19 sau tiêm chủng?

Ai có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm COVID-19 sau tiêm chủng?

VOV.VN - Một nghiên cứu trên hàng triệu người được chủng ngừa COVID-19 đã xác định được những đối tượng có nguy cơ nhập viện và tử vong cao nhất sau khi lây nhiễm đột phá.