Làm thế nào để thoát khỏi bệnh thoái hóa khớp?

VOV.VN - Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 20% dân số bị thoái hóa khớp.

 Tại Việt Nam, có đến gần 13 triệu người dân đã và đang phải đối mặt với căn bệnh này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Chủ quan khi bị thoái hóa khớp

Gắn bó với nghề nông từ nhỏ, cô Nguyễn Thị Quế ở thôn Nghiêm Xá (xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) bị thoái hóa khớp từ năm 2010. Ban đầu chỉ bị đau lưng, nghĩ do cúi làm việc đồng áng nhiều nên cô không để ý. Một thời gian sau, các cơn đau lan sang cổ, vai rồi hai cánh tay khiến cho cô không thể làm việc được.

Thấy các cơn đau ngày càng tăng nên cuối năm 2019, cô Quế quyết định đến bệnh viện kiểm tra. "Tại bệnh viện, bác sỹ cho biết đốt sống lưng của tôi bị thoái hóa và tổn thương nghiêm trọng. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nặng và nguy cơ tàn tật rất lớn - cô Quế nói.

Cô Văn Thị Thu Huyền ở tổ 5 phường Trung Thành, TP. Thái Nguyên thì 17 năm nay đã cảm nhận bản thân có vấn đề về xương khớp, mỗi khi trái gió trở trời, hai đầu gối của cô đau nhức, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên, do các triệu chứng chỉ thoáng qua nên cô cũng chủ quan, rồi công việc buôn bán gạo bận rộn, dần dần cô quên bẵng luôn.

Cách đây gần 10 năm, hiện tượng trên lại tái diễn, ban đầu cô Huyền nghĩ là do bê gạo nhiều bị đau nên cô chỉ uống thuốc giảm đau, thấy đỡ lại thôi. Tuy nhiên, những cơn đau liên tục tái đi tái lại nhiều lần, lâu dần lan rộng sang các khớp khác, tần suất cũng trở nên dày hơn nên cô lo lắng vào bệnh viện kiểm tra.

"Sau khi chụp chiếu thì kết quả cho thấy tôi bị thoái hóa khớp nặng. Đúng là chủ quan vì ai mà nghĩ là mới ngoài 40 tuổi đã mắc bệnh khớp như người già thế", cô Huyền than thở.

Thực tế cho thấy, những bệnh nhân chờ đến khi bệnh nặng mới đi khám như cô Huyền, cô Quế là không ít. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cứ 100 bệnh nhân đau khớp tìm đến bệnh viện thì có đến hơn một nửa là ở giai đoạn quá đau và hết khả năng chịu đựng mới đi kiểm tra.

Tại Khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày khám và điều trị cho hơn 300 lượt bệnh nhân liên quan đến vấn đề về xương khớp. Rất nhiều người ở tình trạng nghiêm trọng, thậm chí phải chỉ định điều trị nội trú bằng các phác đồ điều trị mới như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, nội soi khớp chẩn đoán và can thiệp ngoại khoa, đồng thời sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị dưới hướng dẫn siêu âm, tiêm khớp nhưng khả năng cải thiện rất khó khăn.

Còn tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, mỗi ngày, bệnh viện có khoảng gần 200 bệnh nhân tới khám và tái khám. Trên 50% trong bị thoái hóa khớp và trong đó có 2/3 số bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp phải nhập viện điều trị.

Tham khảo: https://tambinh.vn/thoai-hoa-khop-la-gi

Đâu là giải pháp?

Thực tế, do chưa nhận thức đúng về bệnh nên khi thấy đau xương khớp, nhiều người mua thuốc giảm đau về uống. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có tác dụng nhất thời chứ không thể điều trị tận gốc. Chưa kể, thuốc tân dược nếu sử dụng lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng thận, dạ dày…

Theo PGS.TS.BS Hồ Bá Do, Phó chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam thì xương khớp là bệnh mạn tính nên việc điều trị các triệu chứng rất quan trọng. Xu hướng chung của các bệnh nhân cơ xương khớp xưa nay vẫn ưu tiên dùng các cây thuốc, các bài thuốc cổ phương để điều trị.

Bác sỹ Hồ Bá Do nhấn mạnh, trong cuốn sách “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi và cuốn “từ điển cây thuốc Việt Nam” của tiến sỹ Võ Văn Chi thì Việt Nam có khoảng trên 50 cây thuốc quý có tác dụng chữa các bệnh cơ xương khớp như Tục Đoạn, Ngưu Tất, Mã Tiền, Đương Quy… Ngày xưa khi bị đau xương khớp, các cụ thường phải sơ chế, sao tẩm hoặc nấu thành cao để sử dụng. Thế nhưng ngày nay, với sự phát triển của khoa học, các chuyên gia đã chiết xuất những hoạt chất có lợi cho hệ xương khớp và tạo ra các sản phẩm chất lượng, được giới chuyên môn đánh giá cao.

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp nhưng viên khớp Tâm Bình là sản phẩm được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Với sự kết hợp của 10 vị thảo dược quý là Độc hoạt, Thương truật, Cẩu tích, Hy thiêm, Đương quy, Ngưu tất, Đỗ trọng, Ba kích, Tục đoạn và Mã Tiền Chế,  Viên khớp Tâm Bình có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hoạt huyết, thông kinh lạc. Từ đó, cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp do viêm khớp như đau vai gáy, đau khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay… làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng tiết hoạt dịch ổ khớp, ngăn chặn cơn đau tái phát, cải thiện khả năng vận động và hạn chế biến chứng nguy hiểm sau này. Để biết thêm về sản phẩm cũng như ý kiến của bác sỹ có thể tham khảo thông tin tổng hợp y khoa 24/7 tại https://tambinh.vn/

Chia sẻ của cô Nguyễn Thị Quế sau khi dùng viên khớp Tâm Bình: “Gần chục năm qua tôi dùng rất nhiều sản phẩm, thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc… nhưng bệnh không dứt được. Khi được giới thiệu viên khớp Tâm Bình, tôi dùng thử thấy hợp, các triệu chứng đau giảm hẳn. Gần đây thời tiết thay đổi liên tục, mưa nắng thất thường, việc đồng áng cũng rất nhiều nhưng đi làm về chân tay thoải mái lắm, lưng cũng không bị đau mỗi khi cúi lâu nữa”.

✪ Đăng ký mua sản phẩm tại đây

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chữa thoái hóa khớp hiệu quả bằng tế bào gốc
Chữa thoái hóa khớp hiệu quả bằng tế bào gốc

VOV.VN - Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối đã được thử nghiệm thành công cách đây gần 10 năm tại Mỹ.

Chữa thoái hóa khớp hiệu quả bằng tế bào gốc

Chữa thoái hóa khớp hiệu quả bằng tế bào gốc

VOV.VN - Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối đã được thử nghiệm thành công cách đây gần 10 năm tại Mỹ.

Những bài tập yoga đơn giản giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối
Những bài tập yoga đơn giản giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối

VOV.VN - Theo các chuyên gia, một số bài tập yoga có thể giúp nâng cao sức khỏe cho đầu gối, ngăn ngừa thoái hóa khớp gối.

Những bài tập yoga đơn giản giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối

Những bài tập yoga đơn giản giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối

VOV.VN - Theo các chuyên gia, một số bài tập yoga có thể giúp nâng cao sức khỏe cho đầu gối, ngăn ngừa thoái hóa khớp gối.

Càng ngày càng đông bệnh nhân thoái hóa khớp
Càng ngày càng đông bệnh nhân thoái hóa khớp

VOV.VN -Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Thoái hóa khớp gây đau đớn, làm giảm chất lượng sống của người bệnh

Càng ngày càng đông bệnh nhân thoái hóa khớp

Càng ngày càng đông bệnh nhân thoái hóa khớp

VOV.VN -Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Thoái hóa khớp gây đau đớn, làm giảm chất lượng sống của người bệnh