Lẩu tự sôi, cơm tự chín liệu có an toàn?

VOV.VN - Cơm tự chín, lẩu tự sôi là sản phẩm ăn liền hiện đang được bán phổ biến mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Liệu các sản phẩm này có đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như cân đối về dinh dưỡng?

 

Không cần đi chợ mua thực phẩm, không mất thời gian chế biến và nấu nướng, cũng chẳng cần phải có lửa hay điện, chỉ mất vài phút, thực khách đã có thể thưởng thức một bữa cơm hoặc lẩu nóng hổi khi mua một hộp cơm tự chín hoặc lẩu tự sôi. Các sản phẩm này đa dạng về hương vị, được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau như nấm, thịt gà, thịt bò, thịt lợn…

Lẩu tự sôi, cơm tự chín đã và đang là trào lưu ẩm thực đồ ăn nhanh, tiện lợi được nhiều bạn trẻ hưởng ứng và review trên mạng xã hội. Các video clip thu hút được nhiều người xem và rất nhiều bạn trẻ đã mua sản phẩm này về ăn thử. Hoài Linh một bạn trẻ ở Hà Nội cho biết, em đã mua 1 hộp cơm và một hộp lẩu của Trung Quốc để ăn, tuy nhiên chất lượng không như quảng cáo và tất nhiên không thể ngon bằng cơm hoặc lẩu tự nấu. Chưa kể gia vị các món ăn khá cay và mặn, nhiều dầu mỡ.

Mặc dù rất tiện lợi, nhưng có một điều khiến Hoài Linh băn khoăn là độ an toàn của bao bì các sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín khi đều được làm bằng nhựa. “Khi làm nóng liệu cái nhựa đó có thôi nhiễm vào thực phẩm? Rồi sau khi ăn thì những hộp nhựa ấy lại làm gia tăng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường” – Hoài Linh nói.

Cũng tò mò trước một sản phẩm mới lạ, tiện dụng, bạn trẻ Thanh Nga ở Hà Nội đã đặt mua trên mạng một loại lẩu tự sôi về ăn thử. Theo cảm nhận của Thanh Nga thì hương vị của món ăn không có gì đặc sắc.

Với mức giá từ 50.000 đồng đến 160.000 đồng một hộp cơm tự chín hoặc lẩu tự sôi, Hoài Linh và Thanh Nga đều cho rằng sản phẩm có giá khá cao so với một suất cơm hoặc lẩu tại các hàng quán bình dân.

Trên mạng xã hội, lẩu tự sôi, cơm tự chín cũng có những ý kiến khen, chê khác nhau. Có người cho rằng sản phẩm chấp nhận được, phù hợp với những chuyến dã ngoại nhưng cũng có người nhận xét giá khá cao mà lượng thịt trong sản phẩm rất ít, chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo.

Theo thạc sĩ Ngô Xuân Dũng, nguyên giảng viên Khoa công nghệ thực phẩm – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bí quyết của cơm tự chín, lẩu tự sôi nằm ở gói tạo nhiệt được đặt dưới đáy hộp nhựa. Khi đổ nước vào, các thành phần trong gói sẽ tham gia phản ứng hóa học, tạo ra nhiệt lượng lớn làm sôi nước và nấu chín thức ăn.

“Phương pháp gia nhiệt bằng gói tạo nhiệt không phải là cách làm mới bởi đã từng được áp dụng trong quân đội để làm nóng thực phẩm. Gói tạo nhiệt này chứa bột magie được trộn với muối và bột sắt. Khi thêm nước, phản ứng hóa học sẽ diễn ra trong vài giây và đun sôi lượng nước này. Tuy nhiên, việc làm nóng này cần đảm bảo nguyên tắc các gói hóa chất được đóng gói kỹ càng để không có khả năng thôi nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sử dụng. Do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp giữa hóa chất, nước đun hoá chất với thức ăn” - thạc sĩ Ngô Xuân Dũng lưu ý.

Trước băn khoăn của người tiêu dùng về việc liệu khi đun nóng, các chất từ nhựa có thôi nhiễm vào thực phẩm, thạc sĩ Ngô Xuân Dũng cho biết, điều này tuỳ thuộc vào từng loại nhựa. Chất lượng các loại nhựa khác nhau thì tính chất chịu nhiệt cũng khác nhau và sẽ quyết định việc đảm bảo an toàn dưới tác động của nhiệt độ. Ví dụ các đồ hộp nhựa dùng trong lò vi sóng là nhựa PP, viết tắt là Polypropylen, là loại nhựa chuyên dùng để làm bao bì đựng thực phẩm, chịu được nhiệt độ lên tới 130 độ C thì sẽ không bị biến dạng, không tạo ra mùi vị cháy khét, không gây độc hại khi làm nóng.

Tuy nhiên, nếu vật liệu nhựa không chịu được nhiệt sẽ có các tác động như biến dạng khi gặp nhiệt cao, thôi nhiễm các thành phần độc hại như Bisphenol A, các kim loại nặng…vào thực phẩm.

“Bao bì các sản phẩm cơm tự chín, lẩu tự sôi …nếu được sản xuất từ các loại nhựa an toàn thì không có gì đáng lo ngại về nguy cơ chất độc hại trong nhựa thôi nhiễm vào thực phẩm” – thạc sĩ Ngô Xuân Dũng nói.

Nhiều người thắc mắc, tại sao bình thường, khi nấu cơm phải mất ít nhất nửa tiếng gạo mới chín thành cơm. Trong khi cơm tự chín thì chỉ cần ít phút gia nhiệt là đã ăn được. Về điều này, thạc sĩ Ngô Xuân Dũng giải thích, cơm tự chín về bản chất tương tự mỳ ăn liền. Các sản phẩm này đã được chế biến nhiệt như chiên, hấp chín, sau đó được sấy khô để giảm hàm lượng nước và giúp bảo quản được lâu hơn, sử dụng tiện lợi, nhanh chóng.

Các gói rau, đặc biệt là rau gia vị sử dụng trong lẩu tự sôi, mỳ ăn liền được sử dụng công nghệ sấy lạnh để đảm bảo giữ nguyên màu sắc tự nhiên. Ngoài ra, các gia vị được đóng trong bao gói kín, phù hợp nên cơ bản rất an toàn. Tuy nhiên với các loại túi sốt gia vị dạng sệt lỏng, thịt chế biến sẵn, thành phần thường được bổ sung các chất hỗ trợ chế biến như chất điều vị, hương liệu thực phẩm, chất bảo quản chống sự phát triển của vi sinh vật. Các thành phần này khi sử dụng đúng quy định thì cũng đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, thạc sĩ Nguyễn Xuân Dũng cũng cho biết, các sản phẩm cơm tự sôi, lẩu tự chín khi nhập về Việt Nam và bán ra thị trường nếu trên bao bì không có nhãn phụ bằng tiếng Việt thể hiện các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thì là vi phạm Luật thực phẩm và các quy định khác của pháp luật về ghi nhãn mác sản phẩm.

“Người tiêu dùng tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm nhập khẩu mà không có tem phụ bằng tiếng Việt với đầy đủ các thông tin như tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu và phân phối, thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn cách sử dụng, hạn sử dụng và khuyến cáo về một số thành phần dinh dưỡng không nên sử dụng cho người có bệnh nền hoặc với người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng thực phẩm… Tốt nhất, người tiêu dùng nên mua sản phẩm tại các hệ thống bán lẻ, siêu thị, đại lý cửa hàng uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép và quản lý” – Thạc sĩ Ngô Xuân Dũng hướng dẫn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gừng khô hay gừng tươi tốt hơn cho sức khỏe?
Gừng khô hay gừng tươi tốt hơn cho sức khỏe?

VOV.VN - Gừng, một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên sử dụng gừng tươi hay gừng khô để đạt hiệu quả tốt nhất.

Gừng khô hay gừng tươi tốt hơn cho sức khỏe?

Gừng khô hay gừng tươi tốt hơn cho sức khỏe?

VOV.VN - Gừng, một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên sử dụng gừng tươi hay gừng khô để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bước đột phá trong dự phòng HPV giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bước đột phá trong dự phòng HPV giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng

VOV.VN - Sự tiến bộ trong việc dự phòng HPV mở ra cho cộng đồng niềm hy vọng những căn bệnh liên quan đến virus này có thể giảm thiểu hay thậm chí bị loại bỏ. Từ đây, xã hội có quyền hy vọng về một tương lai khỏe mạnh hơn cùng chất lượng sống được nâng cao...

Bước đột phá trong dự phòng HPV giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng

Bước đột phá trong dự phòng HPV giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng

VOV.VN - Sự tiến bộ trong việc dự phòng HPV mở ra cho cộng đồng niềm hy vọng những căn bệnh liên quan đến virus này có thể giảm thiểu hay thậm chí bị loại bỏ. Từ đây, xã hội có quyền hy vọng về một tương lai khỏe mạnh hơn cùng chất lượng sống được nâng cao...

6 thành phần này khi kết hợp vào sữa sẽ gia tăng lợi ích sức khỏe
6 thành phần này khi kết hợp vào sữa sẽ gia tăng lợi ích sức khỏe

VOV.VN - Sữa là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết như canxi và vitamin cho sức khỏe con người. Thế nhưng để phát huy các giá trị dinh dưỡng thì bạn có thể thêm 6 thành phần này vào sữa khi uống.

6 thành phần này khi kết hợp vào sữa sẽ gia tăng lợi ích sức khỏe

6 thành phần này khi kết hợp vào sữa sẽ gia tăng lợi ích sức khỏe

VOV.VN - Sữa là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết như canxi và vitamin cho sức khỏe con người. Thế nhưng để phát huy các giá trị dinh dưỡng thì bạn có thể thêm 6 thành phần này vào sữa khi uống.