Lượng nước bạn nên uống để giảm huyết áp là bao nhiêu?
VOV.VN - Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên uống 8 ly nước, tương đương 240ml nước mỗi ngày để giảm huyết áp.
Vai trò của lối sống trong quản lý tăng huyết áp
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), lựa chọn lối sống lành mạnh là điều tuyệt vời nếu muốn tránh tình trạng huyết áp cao.
Vì thế, cơ quan y tế khuyên bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, ít muối, hạn chế rượu, hoạt động thể chất thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, duy trì cân nặng hợp lý, bỏ hút thuốc và hơn thế nữa.
Hơn nữa, các chuyên gia tin rằng uống nhiều nước cũng có thể làm giảm chứng tăng huyết áp. Nhưng bạn nên uống bao nhiêu nước trong một ngày để giảm mức huyết áp? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bạn nên uống bao nhiêu nước để giảm huyết áp?
Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên uống 8 ly nước, tương đương 240ml nước mỗi ngày để giảm huyết áp. Bởi nước giúp loại bỏ chất độc và chất thải trong máu hiệu quả, bao bao gồm cả natri dư thừa làm tăng nguy cơ huyết áp cao.
Nước có thể giúp kiểm soát huyết áp?
Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là tình trạng lượng máu chảy qua các mạch máu quá cao, điều đó gây ra một số vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh tim mạch.
Các chuyên gia tin rằng uống nước và giữ đủ nước có thể giữ cho mức huyết áp của bạn luôn trong tầm kiểm soát. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, tim sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc bơm máu đi khắp cơ thể.
Nước ép nam việt quất cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp
Theo chuyên gia, nước ép nam việt quất là một thức uống có thể giúp điều trị huyết áp cao. Bởi thức uống này chứa nhiều vitamin C – đây là một chất chống oxy hóa giúp chống lại chứng viêm, thúc đẩy lưu lượng máu và giãn các mạch máu.
Ngoài ra, thức uống này còn tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại stress oxy hóa từ các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 1,28 tỷ người trưởng thành từ 30-79 tuổi trên toàn thế giới bị cao huyết áp.
Tuy nhiên, ước tính có khoảng 46% người lớn bị tăng huyết áp nhưng không biết bản thân mình mắc bệnh. Bởi huyết áp không đi kèm các triệu chứng, chỉ đến khi bệnh tiến triển tới mức nguy hiểm như xuất hiện các dấu hiệu dưới dạng bệnh tim mạch nghiêm trọng là đau tim, suy tim, đột quỵ và hơn thế nữa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tăng huyết áp còn được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng”.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp cần xem xét
Theo WHO, các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi của tăng huyết áp bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh (tiêu thụ quá nhiều muối, ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ăn ít trái cây và rau quả), lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu, thừa cân hoặc béo phì…
Theo cơ quan y tế toàn cầu, các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi bao gồm tiền sử gia đình bị tăng huyết áp, trên 65 tuổi và các bệnh mắc phải như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận./.