Lưu ý về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bạn nên biết
Thứ Năm, 06:45, 05/10/2017
VOV.VN - Phần lớn các UTI bắt đầu khi các mầm bệnh (thường là các vi khuẩn như E. coli) tiếp cận niệu đạo và sau đó đi ngược lên niệu đạo đến bàng quang.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường niệu (UTI) là gì? Phần lớn các UTI bắt đầu khi các mầm bệnh (thường là các vi khuẩn như E. coli) tiếp cận niệu đạo và sau đó đi ngược lên niệu đạo đến bàng quang. Phụ nữ có niệu đạo ngắn so với nam giới và hầu hết các bác sĩ cho rằng rằng niệu đạo ngắn hơn là lý do chính khiến phụ nữ bị UTI nhiều hơn nam giới. |
Ngoài việc quan hệ tình dục hoặc người già hoặc bị suy giảm miễn dịch, có những nguyên nhân khác gây UTI như: Không uống đủ nước (làm chậm việc rửa mầm bệnh ra khỏi cơ thể); Đi tắm thường xuyên (ngâm mình trong nước có thể thúc đẩy vi khuẩn đi ngược vào bên trong cơ thể); Nhịn tiểu (thúc đẩy chuyển động ngược của vi khuẩn); Sỏi thận (gây tắc nghẽn hoặc làm tắc nghẽn dòng nước tiểu). |
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới là gì? Người đàn ông trưởng thành ít mắc UTI, nếu họ bị UTI thường có nguyên nhân căn bản như bị tiền liệt tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc người lớn tuổi suy giảm miễn dịch. |
Xét nghiệm nước tiểu thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện. Kết quả xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn. Đôi khi những vấn đề khác như nhiễm nấm men cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhiễm trùng đường tiết niệu vì vậy cần xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân. |
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu: Hầu hết các UTI được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân uống nhiều nước và khuyến khích đi tiểu thường xuyên để đẩy vi khuẩn ra ngoài bằng đường tiểu. |
Phòng ngừa và điều trị UTI tái phát: UTI tái phát không phải là bất thường, bạn nên hỏi bác sĩ nếu bạn có ba lần UTI trở lên mỗi năm để xem liệu có thể có vấn đề về đường tiểu không. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị uống thuốc kháng sinh uống sau khi quan hệ tình dục, hoặc dùng thuốc kháng sinh khi xuất hiện triệu chứng của UTI. |
UTI và bệnh tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc UTI cao hơn vì mức đường trong máu cao có thể dẫn đến lượng đường trong nước tiểu cao và đó là môi trường sinh trưởng tốt cho vi khuẩn. |
UTI khi mang thai: Mang thai làm tăng nguy cơ UTI; sự thay đổi hormon có thể làm thay đổi chức năng đường niệu bình thường và sự mở rộng tử cung có thể gây áp lực lên cả bàng quang và niệu quản. Hệ quả là làm cho phụ nữ mang thai giữ nước tiểu hoặc đi tiểu chậm. Điều này dẫn đến điều kiện sinh trưởng thuận lợi cho vi khuẩn. UTI có thể là nguyên nhân chuyển dạ sinh non, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bị UTI khi mang thai. |
UTI và mãn kinh: Trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm. Vì estrogen bảo vệ phụ nữ chống lại UTI, nên việc giảm đi trong thời kỳ mãn kinh có thể làm cho một số phụ nữ dễ bị UTI hơn. |