Mách bạn 6 mẹo đơn giản giúp trẻ không bị say xe

VOV.VN -Ngửi trái cây có múi, nói chuyện, ăn nhẹ, giữ xe luôn sạch sẽ là những cách để giúp trẻ không bị say xe khi đi xa, giúp chuyến du lịch thêm thú vị.

Ngửi trái cây có múi: Khi bị say tàu xe, trẻ thường có xu hướng buồn nôn, khó chịu và nôn nao trong người. Để giảm bớt tình trạng này, trước khi lên xe, các bậc cha mẹ nên chuẩn bị một quả cam, chanh hoặc quýt, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho trẻ ngửi trong lúc say xe. Việc làm này sẽ nhanh chóng cắt cảm giác cơn buồn nôn do say xe cho trẻ. Ngoài ra, ăn cam hay quýt cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp trẻ phục hồi lại thể trạng ban đầu sau một quãng đường dài di chuyển mệt mỏi.

Nói chuyện với trẻ: Nói chuyện với trẻ, gây cười hoặc hướng trẻ tập trung tới việc khác cũng là một cách để giảm bớt tình trạng say xe ở trẻ nhỏ. Bởi hầu hết những trường hợp trẻ bị say xe đều do tâm lý quá lo sợ, căng thẳng. Những lúc như vậy, cha mẹ nên hát một bài hoặc chủ động trò chuyện với trẻ. Hành động này giúp đánh lạc hướng trẻ, giúp chúng tập trung hơn vào câu chuyện hoặc bài hát mà quên đi nỗi lo say xe.

Chuẩn bị đồ ăn nhẹ: Nhiều người cho rằng, đi xe tốt nhất không nên ăn gì để tránh bị say, tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, một số nghiên cứu có chứng minh rằng, đi xe khi bụng đói sẽ càng dễ kích thích tình trạng buồn nôn và nôn ở trẻ. Do vậy, trước những chuyến đi xa, cha mẹ nên chuẩn bị cho con 1 phần ăn nhẹ để trẻ có thể sử dụng trong quãng thời gian di chuyển.

Cho con ngồi ghế trước: Cho trẻ ngồi ghế trước để chúng có thể thoải mái cử động, hít thở không khí hay ngắm cảnh là một cách để giải quyết tình trạng say xe ở trẻ nhỏ.

Lái xe chậm: Lái xe quá nhanh và cua gấp là một trong những nguyên nhân dễ khiến trẻ bị say xe. Theo các chuyên gia, hành động này dễ khiến xe ở trạng thái mất cân bằng, không ổn định, trẻ ngồi lâu trong không gian như vậy rất dễ bị say xe.

Giữ bên trong xe sạch sẽ, mát mẻ: Ngồi trên ô tô trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Việc giữ cho không gian bên trong xe luôn được sạch sẽ, khô thoáng cũng là một cách để tránh say xe cho trẻ./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đi tàu xe ngày Tết, ăn gì và không ăn gì để hạn chế say xe?
Đi tàu xe ngày Tết, ăn gì và không ăn gì để hạn chế say xe?

VOV.VN - Say xe trong những chuyến đi gây nhiều phiền toái cho nhiều người, vậy nên ăn gì và không ăn gì để hạn chế các triệu chứng say xe dịp Tết?

Đi tàu xe ngày Tết, ăn gì và không ăn gì để hạn chế say xe?

Đi tàu xe ngày Tết, ăn gì và không ăn gì để hạn chế say xe?

VOV.VN - Say xe trong những chuyến đi gây nhiều phiền toái cho nhiều người, vậy nên ăn gì và không ăn gì để hạn chế các triệu chứng say xe dịp Tết?

Bí quyết đánh tan cơn say xe dịp Tết
Bí quyết đánh tan cơn say xe dịp Tết

VOV.VN - Có nhiều trường hợp cấp cứu vì say xe, nhất là dịp lễ tết tình trạng xe nhồi nhét hành khách càng khiến say xe dễ hơn và biến chứng nhiều hơn

Bí quyết đánh tan cơn say xe dịp Tết

Bí quyết đánh tan cơn say xe dịp Tết

VOV.VN - Có nhiều trường hợp cấp cứu vì say xe, nhất là dịp lễ tết tình trạng xe nhồi nhét hành khách càng khiến say xe dễ hơn và biến chứng nhiều hơn

Thực phẩm bạn nên ăn khi bị say xe
Thực phẩm bạn nên ăn khi bị say xe

Say xe trên các chuyến đi gây mệt mỏi, phiền toái cho bạn và những người xung quanh. Không lo những thực phẩm giúp bạn chống say xe hiệu.

Thực phẩm bạn nên ăn khi bị say xe

Thực phẩm bạn nên ăn khi bị say xe

Say xe trên các chuyến đi gây mệt mỏi, phiền toái cho bạn và những người xung quanh. Không lo những thực phẩm giúp bạn chống say xe hiệu.

Bác sĩ cảnh báo trẻ nhỏ loạn tri giác vì miếng dán chống say xe
Bác sĩ cảnh báo trẻ nhỏ loạn tri giác vì miếng dán chống say xe

VOV.VN - Tác dụng phụ nghiêm trọng của chất scopolamine có trong các miếng dán chống say xe tác động khiến các cháu bé hoảng loạn.

Bác sĩ cảnh báo trẻ nhỏ loạn tri giác vì miếng dán chống say xe

Bác sĩ cảnh báo trẻ nhỏ loạn tri giác vì miếng dán chống say xe

VOV.VN - Tác dụng phụ nghiêm trọng của chất scopolamine có trong các miếng dán chống say xe tác động khiến các cháu bé hoảng loạn.