Mối liên quan giữa đái tháo đường và tăng huyết áp

VOV.VN - Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường type 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này. Ngược lại, khoảng 50% số người đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp.

Theo TS.BS Phạm Trần Linh - Trưởng Khoa Điều trị trong ngày, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, đái tháo đường và cao huyết áp là hai bệnh lý riêng biệt, tuy nhiên chúng có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường type 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này. Ngược lại, khoảng 50% số người đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp (trong đó, 25% ở người trẻ và 75% người lớn tuổi).

Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người đái tháo đường bị tăng huyết áp gấp đôi so với người đái tháo đường có chỉ số huyết áp bình thường. Và ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn.

Tăng huyết áp khiến đường huyết tăng cao, làm bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng nhanh hơn và gia tăng tỷ lệ tử vong. Nguyên nhân do tăng huyết áp cản trở dòng máu được lưu thông tới thận (gây tác động tới đái tháo đường); gây biến chứng võng mạc, mù lòa, mắc bệnh ký ở thận. 

Bác sĩ Phạm Trần Linh cho biết, phương pháp điều trị, kiểm soát tăng huyết áp và đái tháo đường (nhất là đái tháo đường type 2) có nhiều nét tương đồng, bổ trợ lẫn nhau. Vậy nên, người bị tăng huyết áp lẫn đái tháo đường không nên vội bi quan. Chỉ cần nghiêm túc tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát 2 bệnh này, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân mình.

- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Điều quan trọng với người mắc 2 bệnh trên là trong chế độ ăn cần lưu ý một số điểm như: tăng khẩu phần rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày, chọn các sản phẩm nguyên hạt, ít béo, hạn chế sử dụng muối và đường trong nấu nướng, tinh bột cũng sẽ chuyển hóa thành đường trong cơ thể, thế nên cần cân bằng lượng tinh bột giữa các bữa ăn.

- Tích cực rèn luyện thể lực: Thường xuyên vận động thân thể và rèn luyện thể lực là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân tăng huyết áp lẫn đái tháo đường vì vừa giảm lượng glucose huyết trong cơ thể, vừa cân bằng huyết áp trong giới hạn cho phép. Nên hướng đến các bài tập có cường độ trung bình như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội,... trong 30-40 phút, 4-5 lần mỗi tuần. 

- Dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ: Bên cạnh phương pháp thay đổi lối sống, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thêm thuốc điều trị. Nếu mắc cả 2 bệnh trên, nên đến bác sĩ để được tư vấn, chỉ định thuốc phù hợp nhằm đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Khi có chỉ định, người bệnh cần uống thuốc đều đặn, thường xuyên hàng ngày, không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng, khiến huyết áp và đường huyết tăng vọt sẽ rất nguy hiểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dùng thuốc trôi nổi, người bệnh đái tháo đường phải nhập viện vì nhiễm trùng
Dùng thuốc trôi nổi, người bệnh đái tháo đường phải nhập viện vì nhiễm trùng

VOV.VN - Bệnh nhân Đào Thị Đ, 54 tuổi, ở Gia Lâm (Hà Nội), mắc đái tháo đường 12 năm, nhập viện trong tình trạng loét thành bụng do đắp thuốc lá, nguy cơ nhiễm trùng huyết.

Dùng thuốc trôi nổi, người bệnh đái tháo đường phải nhập viện vì nhiễm trùng

Dùng thuốc trôi nổi, người bệnh đái tháo đường phải nhập viện vì nhiễm trùng

VOV.VN - Bệnh nhân Đào Thị Đ, 54 tuổi, ở Gia Lâm (Hà Nội), mắc đái tháo đường 12 năm, nhập viện trong tình trạng loét thành bụng do đắp thuốc lá, nguy cơ nhiễm trùng huyết.

Thách thức trong điều trị đái tháo đường là nhận thức về bệnh của người dân
Thách thức trong điều trị đái tháo đường là nhận thức về bệnh của người dân

VOV.VN- Tỷ lệ mắc đái tháo đường đang tăng nhanh ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Năm 2017, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người sống chung với bệnh này.

Thách thức trong điều trị đái tháo đường là nhận thức về bệnh của người dân

Thách thức trong điều trị đái tháo đường là nhận thức về bệnh của người dân

VOV.VN- Tỷ lệ mắc đái tháo đường đang tăng nhanh ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Năm 2017, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người sống chung với bệnh này.

Sống chung với đái tháo đường: Dễ hay khó?
Sống chung với đái tháo đường: Dễ hay khó?

VOV.VN - Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát. Việc “sống chung với bệnh” gần như là bắt buộc.

Sống chung với đái tháo đường: Dễ hay khó?

Sống chung với đái tháo đường: Dễ hay khó?

VOV.VN - Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát. Việc “sống chung với bệnh” gần như là bắt buộc.