Một số món cháo có tác dụng chữa bệnh

Cháo là món ăn đáp ứng nhu cầu nước, khoáng chất, muối của cơ thể và giúp thanh nhiệt, nhuận trường ninh phế, nâng cao thể trạng.

Sau đây là một số món ăn từ những nguồn thực phẩm đa dạng sẵn có, cách chế biến lại đơn giản để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Cháo chân giò - đậu xanh: chân giò lợn 1 cái, đậu xanh xay 50g, gạo tẻ 60g, rau thơm và các loại gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng gạo và đậu xanh, đổ nước vừa đủ ninh chín nhừ, cho gia vị, rau thơm là được. Công dụng: chân giò bổ âm, nhiều dinh dưỡng, tính mát nhuận. Đậu xanh thanh nhiệt giải thử, tiêu độc, trừ phiền. Gạo tẻ bổ tỳ sinh cơ nhục...

Món ăn có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, mát da, nhuận phế, phù hợp với người bị tích nhiệt ở tỳ vị, người gầy, da nóng, tiểu đỏ, lở loét môi miệng, đau đầu ít ngủ, miệng khô họng ráo, táo bón, ngứa lở da...

Cháo thịt vịt - mướp đắng: thịt vịt 400 - 500g, gạo tẻ 100g, mướp đắng 50g, gia vị vừa đủ. Thịt vịt để cả xương, chặt miếng to. Gạo tẻ vo sạch. Mướp đắng bỏ ruột rửa sạch thái mỏng. Cho thịt vịt cùng gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo.  Khi cháo vừa chín cho mướp đắng vào nấu tiếp đến chín nhừ, nêm gia vị, mắm muối vừa ăn là được. Món này phù hợp cho người âm hư sinh nội nhiệt với biểu hiện: mồ hôi trộm, đau đầu mất ngủ, da khô, táo bón, ngứa lở ngoài da, phiền khát; nam giới di hoạt tinh, đau lưng, tảo tiết; phụ nữ đau ngực, bốc hỏa, mồ hôi toát ra bất kỳ...

Cháo đậu tương - tràng lợn: đậu tương 30g, gạo tẻ 30g, tràng lợn chọn loại vừa và mềm 200g, gia vị, hành rau thơm, mắm muối vừa đủ. Đậu tương ngâm nước sôi 2 giờ cho nở mềm. Gạo vo sạch. Tràng lợn rửa sạch luộc chín, vớt ra cho nguội rồi thái từng khúc 2,5cm. Cho gạo và đậu vào nồi, đổ vừa nước, hầm thành cháo. Cháo chín cho tràng lợn cùng các gia vị, mắm muối vào vừa ăn. Món này bổ sung năng lượng, thanh nhiệt, dùng cho người trẻ hay người cao tuổi đều thích hợp.

Cháo cua - rau cần: cua đồng 500g, gạo tẻ 80g, gia vị (hành hoa, rau thơm, mắm, muối, mỳ chính, chanh, ớt...) vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Rau cần rửa sạch cắt ngắn để riêng. Cua rửa sạch giã lọc nước để riêng. Cháo chín cho nước cua vào đun sôi rồi cho rau cần vào trộn đều là được. Công dụng: bổ sung canxi và chất đạm cho cơ thể, phòng say nắng say nóng, mát da thanh nhiệt, bổ gân xương, lợi tiêu hóa, chống khát, hoạt huyết tiêu ứ, chống xơ vữa mạch, chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, đại tràng bí kết, đau bụng âm ỉ./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

9 bài thuốc từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường
9 bài thuốc từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường

 Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải thử, thanh can minh mục, giải độc.

9 bài thuốc từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường

9 bài thuốc từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường

 Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải thử, thanh can minh mục, giải độc.

Bí đỏ - món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh...
Bí đỏ - món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh...

Món ăn bài thuốc rất đơn giản nhưng giúp sức rất nhiều cho các sĩ tử, đó là Bí đỏ - Đậu xanh.

Bí đỏ - món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh...

Bí đỏ - món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh...

Món ăn bài thuốc rất đơn giản nhưng giúp sức rất nhiều cho các sĩ tử, đó là Bí đỏ - Đậu xanh.

Hạt sen dưỡng tâm, an thần
Hạt sen dưỡng tâm, an thần

Hạt sen dùng cho các trường hợp: tỳ hư tiết tả (tiêu chảy), tiêu chảy lỏng, lỵ dài ngày, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Hạt sen dưỡng tâm, an thần

Hạt sen dưỡng tâm, an thần

Hạt sen dùng cho các trường hợp: tỳ hư tiết tả (tiêu chảy), tiêu chảy lỏng, lỵ dài ngày, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược.

7 món ăn không nên để qua đêm
7 món ăn không nên để qua đêm

Đôi khi chúng ta để qua đêm 1 món ăn nào đó do ăn không hết hoặc vì quá nhiều.

7 món ăn không nên để qua đêm

7 món ăn không nên để qua đêm

Đôi khi chúng ta để qua đêm 1 món ăn nào đó do ăn không hết hoặc vì quá nhiều.