Mục tiêu tấn công của bệnh bạch hầu là ở đâu?

VOV.VN - Mục tiêu tấn công “yêu thích” của bệnh bạch hầu là tim và hệ thần kinh. Biến chứng phổ biến nhất của người mắc bệnh là viêm cơ tim. Ngoài ra các biến chứng từ hệ thần kinh cũng rất phổ biến.

Tim và hệ thần kinh là mục tiêu tấn công “yêu thích” của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra với tổn thương ban đầu ở màng nhầy của đường hô hấp trên, gây nhiễm độc nặng, làm tổn thương hệ tim mạch và thần kinh. Tác nhân gây bệnh bạch hầu là Corynebacter diphtheriae, sinh ra độc tố bạch hầu (exotoxin).

Nguồn lây nhiễm của bệnh bạch hầu là người mắc bệnh hoặc người mang vi khuẩn. Đường lây truyền phổ biến qua không khí và tiếp xúc trong gia đình (ít phổ biến hơn) như vi khuẩn bạch hầu có thể bám vào vật dụng, đồ chơi, đồ dùng cá nhân của người bệnh, nhất là những người có tổn thương ngoài da chứa dịch. Nếu người lành tiếp xúc với vi khuẩn này, chúng có thể xâm nhập gây bệnh qua da bị tổn thương và dẫn đến bệnh bạch hầu da. Vi khuẩn bạch hầu có thể lây từ người này sang người khác khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số người có thể không có biểu hiện lâm sàng của bệnh nhưng họ vẫn có thể truyền bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh bạch hầu có thể gây ra những biến chứng dẫn đến tử vong.

Mục tiêu tấn công “yêu thích” của bệnh bạch hầu là tim và hệ thần kinh. Biến chứng phổ biến nhất của nó là viêm cơ tim. Ngoài ra các biến chứng từ hệ thần kinh cũng rất phổ biến. Chúng biểu hiện dưới dạng viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh, liệt và tê liệt ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau, cho đến tê liệt cơ hô hấp gây tử vong. Các biến chứng khác xảy ra với bệnh bạch hầu là suy thận, viêm phổi, tràn khí màng phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng bao gồm đau họng, sốt, sưng hạch cổ và suy nhược. Trong vòng 2 đến 3 ngày kể từ khi bị nhiễm trùng, các hạt mô chết tạo thành một lớp phủ dày màu xám hoặc trắng có thể bao phủ các mô ở mũi, amidan và cổ họng, khiến bệnh nhân khó thở và khó nuốt. Màng bám này bao gồm protein fibrin, tế bào bạch cầu, tế bào biểu mô chết, cũng như tế bào Corynebacter diphtheriae, tiết ra một loại ngoại độc tố chết người.

Khi ngoại độc tố xâm nhập vào máu, nó đặc biệt ảnh hưởng đến tim và tế bào thần kinh, dẫn đến phát triển bệnh viêm cơ tim và các biến chứng của hệ thần kinh. Lớp phủ dạng màng trong bệnh bạch hầu được “hàn” chặt vào các mô bên dưới. Khi cố gắng loại bỏ nó, máu sẽ bắt đầu chảy và chất độc từ màng sẽ xâm nhập vào máu tích cực hơn.

Tỷ lệ tử vong trong trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở những người chưa được tiêm chủng có thể lên tới khoảng 30% nếu không được điều trị đúng cách và nguy cơ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi sẽ tăng lên.

Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh?

Bất cứ ai chưa có miễn dịch (chưa được tiêm chủng hoặc đã tiêm chủng không đầy đủ) đều có thể bị nhiễm bệnh bạch hầu. Tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu tăng lên mỗi khi tỷ lệ tiêm chủng giảm. Vì vậy tiêm chủng đầy đủ chính là biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa bùng phát bệnh bạch hầu.

Cách phòng ngừa

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh bạch hầu là tiêm chủng đầy đủ với phạm vi bao phủ rộng rãi cho người dân như một phần của hoạt động tiêm chủng theo kế hoạch do các cơ sở chăm sóc sức khỏe thực hiện. Tất cả trẻ em nên được tiêm chủng ngừa bệnh bạch hầu với đầy đủ vaccine cơ bản và 3 liều tăng cường bổ sung để mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài. Thông thường, vaccine bạch hầu được tiêm kết hợp với vaccine chống các bệnh như uốn ván, ho gà, Hemophilusenzae, viêm gan B và bại liệt. Việc kết hợp vaccine cung cấp thêm khả năng bảo vệ chống lại các bệnh khác ở trẻ em.

Độ tuổi tiêm chủng

Việc tiêm chủng được thực hiện 3 lần cho trẻ trong khoảng 3, 4, 5 và 6 tháng tuổi với các lần tiêm nhắc lại vào lúc 18 tháng tuổi, 6-7 tuổi và 14 tuổi. Trong tương lai có thể tiêm lại sau 10 năm.

Đối với người lớn chưa được tiêm chủng hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng cần được tiêm mũi 1 càng sớm càng tốt. Mũi 2: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần. Mũi 3: tiêm cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Mũi nhắc lại có thể tiêm cách nhau mỗi lần 10 năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình trạng của nữ sinh mắc bệnh bạch hầu ở Nghệ An
Tình trạng của nữ sinh mắc bệnh bạch hầu ở Nghệ An

VOV.VN - Do chưa biến chứng nên bệnh nhân đã nhanh chóng được điều trị ổn định và được chuyển về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi.

Tình trạng của nữ sinh mắc bệnh bạch hầu ở Nghệ An

Tình trạng của nữ sinh mắc bệnh bạch hầu ở Nghệ An

VOV.VN - Do chưa biến chứng nên bệnh nhân đã nhanh chóng được điều trị ổn định và được chuyển về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi.

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo hỏa tốc phòng dịch bệnh bạch hầu
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo hỏa tốc phòng dịch bệnh bạch hầu

VOV.VN - Ngày 8/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu.

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo hỏa tốc phòng dịch bệnh bạch hầu

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo hỏa tốc phòng dịch bệnh bạch hầu

VOV.VN - Ngày 8/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu.

Đà Nẵng tăng cường kiểm soát bệnh bạch hầu
Đà Nẵng tăng cường kiểm soát bệnh bạch hầu

VOV.VN - Sở Y tế thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố phối hợp tăng tường kiểm soát bệnh bạch hầu.

Đà Nẵng tăng cường kiểm soát bệnh bạch hầu

Đà Nẵng tăng cường kiểm soát bệnh bạch hầu

VOV.VN - Sở Y tế thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố phối hợp tăng tường kiểm soát bệnh bạch hầu.