Nên làm gì khi bị muỗi đốt?

VOV.VN - Các vết muỗi đốt sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu và thường sẽ khỏi hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết muỗi đốt có thể để lại vết sẹo nhỏ hình lỗ kim trên da.

Muỗi là một trong những loài côn trùng đốt con người nhiều nhất. Các triệu chứng ngứa, viêm đỏ sẽ xuất hiện dữ dội chỉ trong vài giờ sau khi bị đốt. Trong vòng 1 tuần thì vết muỗi đốt sẽ hoàn toàn biến mất trên da tuy nhiên cũng có thể hình thành sẹo nếu vết thương bị trầy xước và nhiễm trùng khi gãi.

Đôi khi, vết muỗi đốt có thể để lại vết thâm đen hay sẹo. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tăng sắc tố sau viêm, nhiễm trùng do gãi, sẹo lồi hoặc do dị ứng. Để ngăn ngừa hình thành sẹo từ vết muỗi đốt, mọi người hãy áp dụng những cách sau:

Dùng nha đam

Cây nha đam còn có tên gọi khác là lô hội. Bôi nhựa cây nha đam vào vị trí vết muỗi, côn trùng đốt, vết bỏng hay vết cắt có thể giúp vết thương mau lành. Điều này là do nha đam có chứa các chất kháng viêm tự nhiên, có tác dụng dưỡng ẩm và thúc đẩy quá trình tự chữa lành cho da.

Tẩy tế bào chết

Sau khi lớp mài do vết côn trùng đốt bong ra, mọi người có thể bắt đầu tẩy tế bào chết ở vùng da đó bằng các sản phẩm được bán phổ biến ở các cửa hàng thuốc tây. Cách này có sẽ khuyến khích tế bào mới hình thành và ngăn sẹo.

Dùng kem chống sẹo

Kem chống sẹo có thể khuyến khích quá trình làm lành da. Nếu vết muỗi đốt bị trầy xước do gãi thì hãy bôi ngay các loại kem này lên đó. Bôi kem hằng ngày cho đến khi vết sẹo lành lại hoàn toàn sẽ giúp ngăn sẹo hình thành.

Masage

Xoa bóp xung quanh vết muỗi và côn trùng đốt sẽ làm tăng lưu thông máu. Máu lưu thông tốt hơn sẽ mang oxy và dinh dưỡng đến vết thương, nhờ đó kích thích sản xuất collagen và giảm nguy cơ hình thành sẹo.

Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn

Thoa lên vết muỗi đốt bằng thuốc mỡ chứa chất bacitracin hoặc các loại thuốc mỡ khác có thể giúp giảm nguy cơ vết đốt bị nhiễm trùng, nhờ đó phòng tránh hiệu quả sẹo. Thuốc mỡ cần được thoa đều đặn mỗi tối cho đến khi vết đốt lành hẳn.

Dùng kem chống ngứa

Khi bị ngứa, chúng ta không thể cưỡng lại hành động gãi. Nếu gãi quá mạnh sẽ khiến vết muỗi đốt bị trầy xước và dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng sẽ khiến miệng vết thương mở rộng và đây là nguyên nhân thường gặp gây sẹo.

Các loại kem chống ngứa chứa chất kháng histamine hoặc hydrocortisone có tác dụng giảm ngứa, nhờ đó sẽ giảm gãi và phòng ngừa sẹo.

Với những người dễ bị sẹo, nếu cảm thấy lo lắng, nhất là khi vết muỗi đốt có dấu hiệu nhiễm trùng, thì cần sớm đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp để kiểm soát viêm nhiễm và ngăn ngừa sẹo hình thành.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến là ở trẻ em. 

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến là ở trẻ em. 

Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng
Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

VOV.VN - Sốt xuất huyết là một mối lo ngại lớn, là bệnh có thể ngây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng, nhất là với trường hợp tái nhiễm.

Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Các yếu tố có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

VOV.VN - Sốt xuất huyết là một mối lo ngại lớn, là bệnh có thể ngây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng, nhất là với trường hợp tái nhiễm.

Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?
Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?

VOV.VN - Đối với bệnh sốt xuất huyết, một người có thể tái nhiễm nhiều lần nếu không chú ý phòng ngừa. Đặc biệt, những lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần đầu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?

Vì sao sốt xuất huyết tái nhiễm lại nặng hơn lần đầu?

VOV.VN - Đối với bệnh sốt xuất huyết, một người có thể tái nhiễm nhiều lần nếu không chú ý phòng ngừa. Đặc biệt, những lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần đầu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua
Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua

VOV.VN - Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua, tăng 234 ca so với tuần trước đó. Tại các bệnh viện có 8 ca bệnh nặng đang được điều trị.

Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua

Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua

VOV.VN - Hà Nội ghi nhận gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết mới trong tuần qua, tăng 234 ca so với tuần trước đó. Tại các bệnh viện có 8 ca bệnh nặng đang được điều trị.