Nếu bạn có vết bầm không giải thích được thì đây có thể là nguyên nhân

VOV.VN - Vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể là điều rất bình thường. Nhưng đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm nếu vết bầm xuất hiện không có lý do.

Nâng vật nặng quá sức: Nâng vật nặng có thể là một lý do cho vết bầm tím. Nó có nghĩa là các mạch máu của bạn đã yếu và hoạt động thể chất quá sức làm các mao mạch bị vỡ và gây ra bầm tím. Quá nhiều hoạt động thể chất cũng có thể gây hại ngay cả những mao mạch khỏe mạnh nhất. Ngay cả trẻ em cũng có thể bị những vết bầm tím như vậy khi đeo balo quá khổ.
Dùng thuốc: Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của vết bầm tím. Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc có chứa sắt hoặc thuốc hen suyễn. Loại thuốc phổ biến nhất khiến cho máu trở nên lỏng hơn và có thể dẫn đến vết bầm tím là aspirin. Nếu bạn nhận thấy sự liên quan giữa việc dùng thuốc và bầm tím trên da, bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần phải ngừng dùng thuốc để tránh chảy máu trong.
Bệnh về máu: Các bệnh về máu và mạch máu có thể gây ra các vết bầm tím như rối loạn đông cầm máu, giảm tiểu cầu hoặc bệnh bạch cầu... Đừng trì hoãn việc đến bệnh viện, đặc biệt nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại khác như đau và sưng chân, chảy máu nướu răng, các mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc chảy máu cam.
Thiếu chất dinh dưỡng: Một số vết bầm không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ, B12 tham gia vào quá trình sản xuất máu, vitamin K chịu trách nhiệm đông máu và vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới. Không có nó, các mạch máu trở nên rất mong manh. Nếu các mạch máu vỡ sẽ gây ra vết bầm tím.
Mất cân bằng nội tiết tố: Các vết bầm tím có thể xuất hiện nếu bạn thiếu estrogen. Nguyên nhân có thể gây ra vết bầm là bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, dùng thuốc kích thích tố, hoặc nếu bạn đang mang thai. Thiếu estrogen làm suy yếu đáng kể các mạch máu và thành các mao mạch có thể bị tổn thương rất dễ dàng.
Các thay đổi liên quan đến tuổi tác: Một lý do tự nhiên, theo các bác sĩ là tuổi tác. Các mao mạch yếu đi theo độ tuổi và các mô bị mất tính đàn hồi của chúng. Ở những người có tuổi, vết bầm chủ yếu xuất hiện ở chân.
Tiểu đường: Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu, vì vậy rất dễ bị bầm tím. Và vết bầm tím cũng có thể là triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn rất sớm. Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường có thể là khát, vết thương lành lâu hơn, cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thị lực giảm và có những đốm trắng trên da.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 lợi ích ấn tượng của nước hoa hồng bạn nên biết
10 lợi ích ấn tượng của nước hoa hồng bạn nên biết

VOV.VN - Nước hoa hồng với mùi hương dịu nhẹ là một nguyên liệu chăm sóc da hoàn hảo trong mùa hè này.

10 lợi ích ấn tượng của nước hoa hồng bạn nên biết

10 lợi ích ấn tượng của nước hoa hồng bạn nên biết

VOV.VN - Nước hoa hồng với mùi hương dịu nhẹ là một nguyên liệu chăm sóc da hoàn hảo trong mùa hè này.

Thực phẩm tốt cho tuyến tuỵ bạn nên ăn hàng ngày
Thực phẩm tốt cho tuyến tuỵ bạn nên ăn hàng ngày

VOV.VN - Với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng tốt cho tuyến tụy, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh và giảm được nguy cơ viêm, nhiễm trùng và ung thư.

Thực phẩm tốt cho tuyến tuỵ bạn nên ăn hàng ngày

Thực phẩm tốt cho tuyến tuỵ bạn nên ăn hàng ngày

VOV.VN - Với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng tốt cho tuyến tụy, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh và giảm được nguy cơ viêm, nhiễm trùng và ung thư.