Nghiên cứu mới về ảnh hưởng của vaccine COVID-19 đến kinh nguyệt của phụ nữ

VOV.VN - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác động của tiêm phòng COVID-19 đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là rất nhỏ và tạm thời.

Nghiên cứu đã theo dõi gần 4.000 phụ nữ ở Mỹ trong 6 chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine COVID-19 và khoảng 1.550 người không được tiêm. Trung bình, kỳ kinh sau khi tiêm vaccine bắt đầu muộn hơn bình thường khoảng 1 ngày, nhưng không có sự thay đổi về số ngày chảy máu kinh nguyệt sau tiêm.

Tiến sĩ Alison Edelman của Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon (Mỹ), người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Điều này sẽ khiến phụ nữ có thể yên tâm hơn khi tiêm vaccine ngừa COVID-19”.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một ứng dụng kiểm soát sinh sản được gọi là Natural Cycles, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận để giúp phụ nữ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và cho biết khi nào họ có khả năng mang thai cao nhất.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Sự thay đổi nhẹ giữa các tháng là bình thường. Căng thẳng, chế độ ăn uống, thậm chí tập thể dục có thể gây ra những thay đổi tạm thời.

Được biết, những phụ nữ trong nghiên cứu có độ dài chu kỳ kinh bình thường, trung bình từ 24 đến 38 ngày. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những phụ nữ được tiêm chủng trong 3 chu kỳ trước khi tiêm và 3 chu kỳ ngay sau đó (bao gồm cả những tháng họ được tiêm). Nhóm đối chứng là những phụ nữ không được tiêm chủng.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy, một nhóm nhỏ gồm 358 phụ nữ được tiêm 2 liều vaccine COVID-19 trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt đã có chu kỳ kinh tiếp theo dài hơn một chút, trung bình là 2 ngày. Khoảng 10% trong số họ có chu kỳ dài hơn bình thường từ 8 ngày trở lên, nhưng sau đó trở lại mức bình thường. Nhóm không được chủng ngừa không có thay đổi đáng kể nào về chu kỳ kinh nguyệt trong 6 tháng.

Tiến sĩ Edelman cho biết một giả thuyết là khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt vào những thời điểm nhất định trong chu kỳ, đồng hồ cơ thể của chúng ta hoặc những gì kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng. Theo bà, sẽ có nghiên cứu bổ sung để tìm hiểu liệu có những thay đổi về mức độ nặng nhẹ của chảy máu kinh nguyệt hay không hoặc những phụ nữ có kinh nguyệt không đều có phản ứng khác nhau hay không.

“Phát hiện này cung cấp bằng chứng mới quan trọng cho thấy bất kỳ tác động nào của vaccine COVID-19 đối với kinh nguyệt đều là tối thiểu và tạm thời”, Tiến sĩ Christopher Zahn thuộc Đại học Sản phụ khoa Mỹ, khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ?
Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ?

VOV.VN - Vitamin C mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này gây ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ?

Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ?

VOV.VN - Vitamin C mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này gây ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Các cách giúp bạn giảm đau bụng kinh nguyệt
Các cách giúp bạn giảm đau bụng kinh nguyệt

VOV.VN - Có rất nhiều biện pháp tự nhiên tại nhà và thuốc giảm đau để giúp giảm đau bụng kinh.

Các cách giúp bạn giảm đau bụng kinh nguyệt

Các cách giúp bạn giảm đau bụng kinh nguyệt

VOV.VN - Có rất nhiều biện pháp tự nhiên tại nhà và thuốc giảm đau để giúp giảm đau bụng kinh.

Những điều cần biết khi vệ sinh kinh nguyệt
Những điều cần biết khi vệ sinh kinh nguyệt

VOV.VN - Các chị em đã biết cách vệ sinh cá nhân trong những ngày đèn đỏ? Dưới đây là một số mẹo vệ sinh kinh nguyệt cần thiết mà phái nữ nên biết.

Những điều cần biết khi vệ sinh kinh nguyệt

Những điều cần biết khi vệ sinh kinh nguyệt

VOV.VN - Các chị em đã biết cách vệ sinh cá nhân trong những ngày đèn đỏ? Dưới đây là một số mẹo vệ sinh kinh nguyệt cần thiết mà phái nữ nên biết.

Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?
Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?

Một hoặc hai tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu, bạn có thể thấy chướng bụng, đau đầu, thay đổi tâm trạng hoặc những thay đổi khác về thể chất và cảm xúc. Các triệu chứng hàng tháng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). 

Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?

Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?

Một hoặc hai tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu, bạn có thể thấy chướng bụng, đau đầu, thay đổi tâm trạng hoặc những thay đổi khác về thể chất và cảm xúc. Các triệu chứng hàng tháng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). 

Những sai lầm khiến kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên "khốn khổ"
Những sai lầm khiến kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên "khốn khổ"

VOV.VN - Tránh những sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và các cơn đau bụng kinh vật vã.

Những sai lầm khiến kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên "khốn khổ"

Những sai lầm khiến kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên "khốn khổ"

VOV.VN - Tránh những sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và các cơn đau bụng kinh vật vã.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường

VOV.VN - Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến ở nữ giới tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh, nhưng đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nếu xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường

VOV.VN - Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến ở nữ giới tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh, nhưng đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nếu xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành.