Bệnh nhi nhập viện vì sứa đốt khi tắm biển

VOV.VN - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng có nhiều vết thương sâu, bề mặt có giả mạc đen, phân bố nhiều ở vùng tay và vùng ngực. 

BV Da liễu T.Ư vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 10 tuổi, bị sứa biển đốt gây tổn thương sâu, có điểm hoại tử ở vết thương.

Theo mẹ bệnh nhi, 2 tuần trước khi nhập viện, trẻ đi tắm biển và có chạm vào sứa biển. Sau đó, trẻ có phản ứng ngứa và nổi bọng nước, ban đỏ nhiều ở vùng cánh tay. Khi về nhà, mẹ bệnh nhi có tự điều trị bằng một loại thuốc bôi không rõ. Trẻ cũng cào gãi ở vùng vết thương khiến vết thương loét và lâu lành. Dù trẻ đã được điều trị ở BV tuyến huyện 7 ngày, nhưng do tổn thương lâu lành, trẻ đã được chuyển lên BV Da liễu T.Ư. 

Qua khám trực tiếp và tìm hiểu thông tin từ người nhà bệnh nhi, các bác sĩ xác định trẻ bị viêm da tiếp xúc kích ứng sau khi chạm vào sứa biển. 

Đến ngày 10/5, vết thương của trẻ đã sạch hơn, đỡ ngứa và khó chịu hơn so với trước khi vào viện. Nếu tình trạng như trước khi vào viện kéo dài, các vết thương của bệnh nhi có nguy cơ loét sâu, tạo thành sẹo xấu sau này. Trong trường hợp không chăm sóc tại chỗ đúng cách gây ra bội nhiễm thêm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, thì có thể vết thương sẽ bị áp-xe hoá, vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm khuẩn máu cho trẻ. 

BS Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa bệnh da phụ nữ và trẻ em, BV Da liễu T.Ư cho biết: “Đây là tình trạng thường gặp khi tiếp xúc với độc tố của con sứa. Do vết thương không được chăm sóc và điều trị đúng cách nên đã loét và lâu lành. Các bác sĩ đã tích cực điều trị vết thương tại chỗ cho bệnh nhi, thay băng hằng ngày và làm sạch giả mạc trên vết thương. Ngoài ra, cũng sử dụng kháng sinh bôi tại chỗ, kháng sinh toàn thân… để giảm tình trạng ngứa và nhiễm khuẩn cho trẻ”.

Khoảng 1-2 tuần sau bệnh nhi có thể xuất viện và điều trị tại nhà theo đơn thuốc bôi và thuốc uống của bác sĩ kê. “Với trường hợp này, trẻ cần hạn chế cào gãi. Gia đình chỉ cần cho trẻ tắm đúng sữa tắm, bôi thuốc, uống thuốc bác sĩ kê. Không bôi đắp các loại thuốc khác không rõ nguồn gốc cho bệnh nhi”, BS Nhi cho biết thêm.

BS Nhi cũng khuyến cáo, với tình huống đi biển và nghi ngờ tiếp xúc với sứa, bố mẹ cần đưa trẻ ra khỏi vùng biển nguy hiểm. Thứ hai là kiểm tra vết thương của trẻ xem còn xúc tu của sứa bám trên da trẻ hay không. Thứ ba, nếu có các loại dấm hoặc dùng trực tiếp nước muối biển để làm sạch vết thương, cũng như độc tố của sứa và nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đúng cách, nhằm tránh biến chứng sau này. 

Có 2 loại sứa dễ gặp phải khi tắm biển là sứa thường (được sử dụng để chế biến thức ăn) và sứa lửa. Nếu va chạm với sứa thường thì bệnh nhân có thể bị ngứa, nổi ban nhưng sẽ nhanh chóng khỏi hơn. Nhưng tiếp xúc với sứa lửa, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, nóng bỏng như lửa đốt ở vết cắn. Sau đó, tổn thương da sẽ nghiêm trọng và lâu lành hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều trẻ mắc hội chứng MIS-C sau COVID-19 ở Đắk Lắk
Nhiều trẻ mắc hội chứng MIS-C sau COVID-19 ở Đắk Lắk

VOV.VN - Thời gian vừa qua, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận và điều trị cho hàng chục trẻ mắc hội chứng MIS-C (viêm đa hệ thống) hậu COVID-19, trong đó có những trường hợp trẻ bị sốc, suy hô hấp, suy tim nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều trẻ mắc hội chứng MIS-C sau COVID-19 ở Đắk Lắk

Nhiều trẻ mắc hội chứng MIS-C sau COVID-19 ở Đắk Lắk

VOV.VN - Thời gian vừa qua, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận và điều trị cho hàng chục trẻ mắc hội chứng MIS-C (viêm đa hệ thống) hậu COVID-19, trong đó có những trường hợp trẻ bị sốc, suy hô hấp, suy tim nguy hiểm đến tính mạng.

Lén nuôi rắn làm thú cưng, bé trai 13 tuổi bị cắn nguy hiểm tới tính mạng
Lén nuôi rắn làm thú cưng, bé trai 13 tuổi bị cắn nguy hiểm tới tính mạng

VOV.VN - Chiều tối 3/5, Khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé trai 13 tuổi ở Hà Nội bị rắn độc nuôi làm thú cưng cắn nguy hiểm tới tính mạng. 

Lén nuôi rắn làm thú cưng, bé trai 13 tuổi bị cắn nguy hiểm tới tính mạng

Lén nuôi rắn làm thú cưng, bé trai 13 tuổi bị cắn nguy hiểm tới tính mạng

VOV.VN - Chiều tối 3/5, Khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé trai 13 tuổi ở Hà Nội bị rắn độc nuôi làm thú cưng cắn nguy hiểm tới tính mạng. 

Trẻ em đi khám tật khúc xạ tăng sau thời gian dài học trực tuyến
Trẻ em đi khám tật khúc xạ tăng sau thời gian dài học trực tuyến

VOV.VN - Học sinh mắc tật khúc xạ hoặc bị tăng độ cận thị, loạn thị ngày càng nhiều, nhất là hơn 2 năm qua, các em phải học trực tuyến. Đó cũng là lý do khi đi học trực tiếp trở lại, mắt trẻ nhìn kém, phụ huynh phải đưa con đến các Bệnh viện và Trung tâm chuyên khoa mắt để khám.

Trẻ em đi khám tật khúc xạ tăng sau thời gian dài học trực tuyến

Trẻ em đi khám tật khúc xạ tăng sau thời gian dài học trực tuyến

VOV.VN - Học sinh mắc tật khúc xạ hoặc bị tăng độ cận thị, loạn thị ngày càng nhiều, nhất là hơn 2 năm qua, các em phải học trực tuyến. Đó cũng là lý do khi đi học trực tiếp trở lại, mắt trẻ nhìn kém, phụ huynh phải đưa con đến các Bệnh viện và Trung tâm chuyên khoa mắt để khám.

Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ tại Việt Nam tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19
Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ tại Việt Nam tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19

VOV.VN - Theo thông tin từ Viện phó Viện Sức khoẻ Tâm thần (BV Bạch Mai), số bệnh nhân tới khám, điều trị rối loạn giấc ngủ so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19 đã tăng 700%.

Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ tại Việt Nam tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19

Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ tại Việt Nam tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19

VOV.VN - Theo thông tin từ Viện phó Viện Sức khoẻ Tâm thần (BV Bạch Mai), số bệnh nhân tới khám, điều trị rối loạn giấc ngủ so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19 đã tăng 700%.