Những bệnh phổ biến nhưng nguy hiểm trẻ dễ mắc vào mùa hè

VOV.VN - Mùa hè nóng nực khiến sức đề kháng trẻ yếu và dễ mắc bệnh hơn bình thường. Cha mẹ cần phải biết để phòng tránh cho con.

Mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể mất nhiều nước, dễ mệt mỏi, sức chống đỡ bệnh tật kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Việc phòng ngừa các bệnh dễ mắc trong mùa hè cho trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ cần phải biết để phòng tránh cho con.

1. Sốt xuất huyết

Muỗi chích nhiều có thể gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Theo thống kê của Bộ y tế, đến thời điểm này cả nước có gần 80.000 ca sốt xuất huyết, trong đó 22 ca tử vong. Đáng lo ngại hơn, bệnh có nhiều tuýp do đó nếu trẻ đã mắc bệnh thì vẫn có nguy cơ tái phát, thậm chí nặng hơn. Do đó, rất nhiều cha mẹ chủ quan để trẻ nhập viện muộn và dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu cơ bản để nhận bệnh là sốt cao, xuất huyết dưới da để lộ những chấm màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng, đau bụng, trẻ mệt, li bì, vật vã, tay chân lạnh, tiểu ít có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Cần đưa trẻ đi viện nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết. Tuyệt đối không được điều tại nhà vì có thể để lại biến chứng nguy hiểm ở não và gây tử vong nếu điều trị muộn.

2. Sốt virus

Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho... Khi bị sốt do virut, triệu chứng sốt có thể duy trì trong vài ngày, dùng thuốc hạ sốt thông thường, thân nhiệt cũng không giảm là bao. Sau khi đỡ sốt, trẻ có thể phát ban (hay gặp nhất là sốt do virut Rubella).

Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2- 4 của bệnh, ban thường mọc tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra, trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm.

Cần theo dõi các dấu hiệu biến chứng: đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật... để phát hiện các triệu chứng của viêm não và cần được điều trị kịp thời.

3. Tay chân miệng

Tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
Đây là bệnh tăng mạnh vào mùa hè và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc đã tăng hơn 26%, do đó cha mẹ cần lưu ý bệnh này để phòng tránh cho trẻ. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, cách phòng duy nhất là cha mẹ phòng tránh bệnh cho trẻ khi mùa dịch đến.

Tay chân miệng có thể dẫn đến biến chứng như tiêu chảy, thần kinh, phổi... Tuy nhiên, theo nhiều ghi nhận bệnh không để lại biến chứng nặng nề về não, tứ chi như nhiều bệnh khác.

Dấu hiệu phổ biến tay chân miệng là trẻ bị sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, đau bụng, nổi bọng nước trong miệng, ban đỏ trên tay, chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2 - 5, ở giữa có màu xám sẫm và hình bầu dục. Khi bị bệnh, trẻ chán ăn, không ăn vì đau miệng, do đó cha mẹ nên cho trẻ ăn đồ mềm, mát để giảm đau cho trẻ.

Dấu hiệu nổi ban trên da thường không đau, không ngứa nhưng có thể kéo dài 10 ngày. Bệnh có thể tái phát nhiều lần do nhiều chủng virus gây nên do đó cha mẹ cần chú ý chăm sóc vệ sinh cho trẻ.

4. Viêm não Nhật Bản B

Mùa hè nóng nực là cơ hội cho bệnh viêm não Nhật Bản B xuất hiện và khả năng bùng phát cao. Bệnh viêm não Nhật Bản B do virut Arbo gây ra. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỉ lệ trên 90% số ca mắc) trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh (nếu chưa có miễn dịch).

Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng viêm não Nhật Bản B hiệu quả nhất.

5. Viêm màng não do não mô cầu

Vào mùa hè, cha mẹ cần lưu ý đến bệnh viêm màng não do não mô cầu. Số bệnh nhân tuy không nhiều nhưng đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng khác. Bệnh lây lan qua đường hô hấp nên cảnh báo nguy hiểm, có thể tử vong trong vòng 24h khởi bệnh.

Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết gồm sốt, bỏ bú, quấy khóc, vật vã, rên, cực kỳ mệt mỏi, không thích bế ẵm, buồn nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, lơ mơ, co giật, phát ban thành những chấm đỏ hoặc bầm tím...

Bệnh rất nguy hiểm, do đó khi nhận thấy con có dấu hiệu bệnh cần cấp cứu ngay.

6. Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.

Triệu chứng bệnh: trẻ đi ngoài 10 - 15 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua nhiều khi có nhầy máu; Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn; Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít; Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng và cơ thể suy nhược, giảm miễn dịch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mùa nắng nóng, cần lưu ý bệnh viêm màng não ở trẻ em
Mùa nắng nóng, cần lưu ý bệnh viêm màng não ở trẻ em

VOV.VN - Các chuyên gia y tế khuyên nếu nhận thấy những dấu hiệu như: Sốt, đau đầu, nôn, ho, chảy nước mũi cần đưa trẻ đi khám ngay.

Mùa nắng nóng, cần lưu ý bệnh viêm màng não ở trẻ em

Mùa nắng nóng, cần lưu ý bệnh viêm màng não ở trẻ em

VOV.VN - Các chuyên gia y tế khuyên nếu nhận thấy những dấu hiệu như: Sốt, đau đầu, nôn, ho, chảy nước mũi cần đưa trẻ đi khám ngay.

Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy
Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy

BS Hoàng Thị Năng, BV Đa khoa Medlatec: sai lầm đầu tiên đó là việc tự ý cho trẻ dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài để hạn chế tiêu chảy.

Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy

Sai lầm vì tự ý cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy

BS Hoàng Thị Năng, BV Đa khoa Medlatec: sai lầm đầu tiên đó là việc tự ý cho trẻ dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài để hạn chế tiêu chảy.

Trẻ phải thở máy vì mắc bệnh tay chân miệng
Trẻ phải thở máy vì mắc bệnh tay chân miệng

VOV.VN - Cùng với sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ đang bắt đầu vào mùa. Tại TPHCM, nhiều ca nặng đã phải thở máy do mắc tay chân miệng.

Trẻ phải thở máy vì mắc bệnh tay chân miệng

Trẻ phải thở máy vì mắc bệnh tay chân miệng

VOV.VN - Cùng với sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ đang bắt đầu vào mùa. Tại TPHCM, nhiều ca nặng đã phải thở máy do mắc tay chân miệng.