Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị thiếu i-ốt

VOV.VN - Cảm giác lờ đờ, khó tập trung, rụng tóc, táo bón,… là các triệu chứng thiếu i-ốt thường gặp.

Thiếu i-ốt, một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới, có thể dẫn đến nhiều rối loạn tuyến giáp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các rối loạn do thiếu i- ốt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tâm thần. Nó cũng là một nguyên nhân đáng quan tâm trong thời kỳ mang thai vì thiếu i-ốt nghiêm trọng có thể dẫn đến thai chết lưu, sảy thai tự nhiên, hoặc suy giảm trí tuệ. Đôi khi, một người bị thiếu i-ốt không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và cách tốt nhất để biết là làm xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để kiểm tra mức độ i-ốt trong cơ thể.

Tiến sĩ Sheenu Sanjeev, Chuyên gia dinh dưỡng của Practo đã chia sẻ về các triệu chứng thiếu i-ốt phổ biến mà chúng ta không nên bỏ qua:

Cảm thấy lờ đờ

Thiếu hormone tuyến giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Tiến sĩ Sanjeev cho biết: “Bạn có thể cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi trong hầu hết thời gian và liên tục bị suy nhược”.

Cảm thấy lạnh

Khi sự trao đổi chất của một người bị ảnh hưởng do thiếu i-ốt, năng lượng được sản xuất ít hơn, từ đó cơ thể sẽ sinh ra ít nhiệt hơn. Bạn sẽ dễ cảm thấy lạnh ngay cả khi người xung quanh thấy ấm áp.

Khó tập trung

Những người bị thiếu i-ốt phải đối mặt với các vấn đề về trí nhớ vì hormone tuyến giáp cũng đóng một phần quan trọng đến sự phát triển não bộ. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và có trí nhớ kém.

Tăng cân

Các vấn đề về chức năng tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng có tác động đến việc tăng cân bất thường.

Mặt sưng

Bạn có thể nhận thấy da của mình trở nên dày hoặc khuôn mặt trở nên sưng hơn bình thường.

Rụng tóc và khô da

Vấn đề với hormone tuyến giáp cũng có thể gây nên vấn đề rụng tóc. Hormone tuyến giáp cũng giúp làm mới các tế bào. Khi điều đó không xảy ra và các tế bào chết tích tụ, da của bạn có thể bị khô.

Táo bón

Hệ tiêu hóa của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi việc thiếu i-ốt. Vấn đề bạn gặp thường xuyên là táo bón.

Theo Tiến sĩ Sanjeev, với phương pháp điều trị thích hợp và thay đổi chế độ ăn uống, các rối loạn do thiếu i-ốt có thể được ngăn ngừa một cách dễ dàng. Để chẩn đoán tốt hơn, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ và tuân thủ theo các hướng dẫn của họ để cải thiện nồng độ i-ốt trong cơ thể./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 điều có thể xảy ra với cơ thể nếu bạn không tập thể dục
5 điều có thể xảy ra với cơ thể nếu bạn không tập thể dục

VOV.VN - Tập thể dục thường xuyên là thói quen rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không thực hiện thói quen này, bạn có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

5 điều có thể xảy ra với cơ thể nếu bạn không tập thể dục

5 điều có thể xảy ra với cơ thể nếu bạn không tập thể dục

VOV.VN - Tập thể dục thường xuyên là thói quen rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không thực hiện thói quen này, bạn có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

Tại sao bạn không bị chấn thương nhưng vẫn xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể?
Tại sao bạn không bị chấn thương nhưng vẫn xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể?

VOV.VN - Dưới đây là 5 nguyên nhân có thể dẫn đến các vết bầm tím trên cơ thể của bạn.

Tại sao bạn không bị chấn thương nhưng vẫn xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể?

Tại sao bạn không bị chấn thương nhưng vẫn xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể?

VOV.VN - Dưới đây là 5 nguyên nhân có thể dẫn đến các vết bầm tím trên cơ thể của bạn.

Sau khi khỏi COVID-19 bao lâu thì có thể quan hệ tình dục?
Sau khi khỏi COVID-19 bao lâu thì có thể quan hệ tình dục?

VOV.VN - Các chuyên gia đã khuyến cáo gì về việc quan hệ tình dục sau khi khỏi COVID-19? Liệu bạn có nguy cơ bị tái nhiễm bệnh hay không?

Sau khi khỏi COVID-19 bao lâu thì có thể quan hệ tình dục?

Sau khi khỏi COVID-19 bao lâu thì có thể quan hệ tình dục?

VOV.VN - Các chuyên gia đã khuyến cáo gì về việc quan hệ tình dục sau khi khỏi COVID-19? Liệu bạn có nguy cơ bị tái nhiễm bệnh hay không?

Một số thực phẩm lành mạnh nhưng có thể làm tăng lượng đường trong máu
Một số thực phẩm lành mạnh nhưng có thể làm tăng lượng đường trong máu

VOV.VN - Một số thực phẩm lành mạnh cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Một số thực phẩm lành mạnh nhưng có thể làm tăng lượng đường trong máu

Một số thực phẩm lành mạnh nhưng có thể làm tăng lượng đường trong máu

VOV.VN - Một số thực phẩm lành mạnh cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa như thế nào?
Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa như thế nào?

VOV.VN - Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada khẳng định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa là rất thấp.

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa như thế nào?

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa như thế nào?

VOV.VN - Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada khẳng định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa là rất thấp.