Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị tự kỷ

VOV.VN - BS Lê Công Thiện: Trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi, chỉ tay, vẫy tay gia đình nên gặp bác sĩ.

Chuyên gia tâm thần, Thạc sĩ - bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng phòng Phòng Điều trị Tâm thần Nhi và Người già (Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai); Phó trưởng Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật phát triển gây ra bởi những khác biệt trong não bộ.

Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây ra những khác biệt này đối với hầu hết những người mắc ASD. Tuy nhiên, một số người mắc ASD có một sự khác biệt đã biết, chẳng hạn như điều kiện di truyền. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ASD, mặc dù hầu hết các nguyên nhân vẫn chưa được biết.

Gia đình là điểm tựa vững chắc cho trẻ.
BS Thiện nhấn mạnh: Thông thường, hình thức bên ngoài của người mắc ASD không có gì khác biệt với người khác, nhưng họ có thể giao tiếp, tương tác, cư xử, và học tập theo cách khác với hầu hết mọi người. Khả năng học tập, tư duy, và giải quyết vấn đề của người mắc ASD có thể nằm trong phạm vi từ tài năng đến gặp khó khăn nghiêm trọng.

Còn theo các chuyên gia tâm thần, tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ và kéo dài với các biểu hiện sau:

Giảm tương tác xã hội: Ít nhìn mắt, ít chỉ tay, ít cử chỉ giao tiếp, không chơi với bạn, gọi ít quay đầu lại, không biết khoe, không chia sẻ quan tâm với người khác.

Giảm giao tiếp: Chậm nói, phát âm vô nghĩa, nếu nói được thường không biết hội thoại, giọng nói khác thường, không biết chơi giả vờ.

Hành vi bất thường: Rập khuôn, cầm lâu một thứ, cuốn hút quá mức với ti vi, quảng cáo, logo, sách, chữ, bẩm nút đồ điện, đi kiễng gót, chạy vòng quanh, ăn ít nhai…

Dấu hiệu nhận biết, có thể nghĩ đến tự kỷ:

-Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi

-Không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi, chỉ tay, vẫy tay, bắt tay, nhìn mắt, cười đáp.

-Không nói được từ đơn giản khi 16 tháng.

-Không nói được câu 2 từ khi 24 tháng.

- Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

-Có những phản ứng bất thường với mùi, vị, hình thức, cảm giác hoặc âm thanh  mất các kỹ năng từng có (ví dụ như, thôi nói những từ đã từng sử dụng)…

Những trẻ nào có nguy cơ tự kỷ cao?

-Mẹ mang thai bị nhiễm một số virus

-Khi sinh bị ngạt, sang chấn não khi can thiệp sản khoa, sinh non.

-Khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh

-Các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường

-Gia đình ít quan tâm, xem ti vi nhiều làm mức độ tự kỷ nặng thêm, đây không phải là nguyên nhân tự kỷ.

Gia đình cần làm gì khi trẻ bị tự kỷ?

BS Lê Công Thiện cho biết: Khi một đứa trẻ được chẩn đoán tự kỷ, cha mẹ có thể sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc khác nhau, từ việc bối rối không tin vào sự thật cho đến buồn rầu lo lắng và thậm chỉ nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng biết chuyện gì đang xảy ra với con mình. Điều này hoàn toàn bình thường. Vì vậy, chúng ta cần can thiệp sớm ngay khi trẻ có biểu hiện bất thường,  chẩn đoán xác định.

Các bác sĩ, nhà tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ can thiệp sớm bao gồm trị liệu hành vi dạy ngôn ngữ và giao tiếp, điều trị tâm vận động và điều hòa cảm giác, tự phục vụ, chơi tương tác, kỹ năng xã hội. Gia đình cần dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản dạy trẻ chú ý bằng nhìn, lắng nghe, bắt chước, giao tiếp cử chỉ, chơi phù hợp, hiểu lời, kỹ năng phát âm.

Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tự kỷ mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, khó kiểm soát cảm xúc, cơn co giật.

Tự kỷ được chữa trị như thế nào?

Theo BS Thiện, kế hoạch chữa trị đề xuất cho trẻ mắc chứng tự kỷ được bắt đầu ngay sau khi trẻ được chẩn đoán bệnh, bao gồm nhiều giờ làm việc riêng với từng trẻ. Bác sỹ của con bạn hoặc chuyên gia khác sẽ lên kế hoạch chữa trị cụ thể theo đúng nhu cầu của con bạn. Để việc điều trị được kết quả tốt, bạn nên cho con đến cơ sở chuyên khoa để tham khám cụ thể.

“Đối với trẻ tự kỷ, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đồng hành với trẻ. Gia đình nên tích cực tìm hiểu tự kỷ, điều chỉnh cảm xúc bản thân, tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ. Dành nhiều thời gian cho trẻ quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp. Đặc biệt, gia đình nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nhà tâm lý học, giáo viên giao dục đặc biệt để hướng dẫn trẻ…”./.

Bài 2: Hướng dẫn cha mẹ can thiệp sớm tại nhà.

 

Phân loại tự kỷ

-Tự kỷ điển hình: xuất hiện trước 3 tuổi ở các 3 lĩnh vực.

-Tự kỷ không điển hình: Xuất hiện sau 3 tuổi, không đủ 3 lĩnh vực.

-Tự kỷ chức năng cao: Biết chữ số sớm, trí nhớ máy móc tốt nhưng kém giao tiếp và tương tác xã hội.

-Hội chứng phân rã ở trẻ nhỏ: Bình thường trước 3-4 tuổi sau đó xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ mạng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người tự kỷ đang bị bỏ rơi
Người tự kỷ đang bị bỏ rơi

VOV.VN -Người tự kỷ hiện nay chưa được hưởng bất kỳ một chính sách an sinh xã hội nào, bởi tại Việt Nam, tự kỷ chưa được xếp vào dạng khuyết tật.

Người tự kỷ đang bị bỏ rơi

Người tự kỷ đang bị bỏ rơi

VOV.VN -Người tự kỷ hiện nay chưa được hưởng bất kỳ một chính sách an sinh xã hội nào, bởi tại Việt Nam, tự kỷ chưa được xếp vào dạng khuyết tật.

Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật
Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật

Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn cán bộ triển khai xác định mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật

Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật

Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn cán bộ triển khai xác định mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ.

Đóng cửa cơ sở dạy trẻ tự kỷ... bằng gậy
Đóng cửa cơ sở dạy trẻ tự kỷ... bằng gậy

VOV.VN -Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Tân Bình đã yêu cầu chính quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở Anh Vương kể từ ngày 23/7.

Đóng cửa cơ sở dạy trẻ tự kỷ... bằng gậy

Đóng cửa cơ sở dạy trẻ tự kỷ... bằng gậy

VOV.VN -Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Tân Bình đã yêu cầu chính quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở Anh Vương kể từ ngày 23/7.

“Khác biệt và Tương lai”: Nghệ thuật của trẻ tự kỷ
“Khác biệt và Tương lai”: Nghệ thuật của trẻ tự kỷ

VOV.VN -Từ 26 - 31/5, triển lãm nghệ thuật của trẻ tự kỷ với chủ đề “Khác biệt và tương lai” sẽ được tổ chức tại 24, Lý Quốc Sư (Hà Nội).

“Khác biệt và Tương lai”: Nghệ thuật của trẻ tự kỷ

“Khác biệt và Tương lai”: Nghệ thuật của trẻ tự kỷ

VOV.VN -Từ 26 - 31/5, triển lãm nghệ thuật của trẻ tự kỷ với chủ đề “Khác biệt và tương lai” sẽ được tổ chức tại 24, Lý Quốc Sư (Hà Nội).

Lần đầu tiên có “Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ”
Lần đầu tiên có “Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ”

VOV.VN - “Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ” 2/4 được tổ chức nhằm tìm những giải pháp chăm sóc can thiệp và chính sách cho vấn đề tự kỷ.

Lần đầu tiên có “Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ”

Lần đầu tiên có “Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ”

VOV.VN - “Ngày Việt Nam nhận thức chứng tự kỷ” 2/4 được tổ chức nhằm tìm những giải pháp chăm sóc can thiệp và chính sách cho vấn đề tự kỷ.

Tâm sự của những ông bố, bà mẹ có con tự kỷ
Tâm sự của những ông bố, bà mẹ có con tự kỷ

VOV.VN -Trẻ tự kỷ chưa được xã hội hiểu rõ, còn bị kỳ thị, không được hưởng bất cứ sự ưu tiên nào, vì thế cha mẹ phải "đơn thương độc mã" nuôi dạy con tự kỷ.

Tâm sự của những ông bố, bà mẹ có con tự kỷ

Tâm sự của những ông bố, bà mẹ có con tự kỷ

VOV.VN -Trẻ tự kỷ chưa được xã hội hiểu rõ, còn bị kỳ thị, không được hưởng bất cứ sự ưu tiên nào, vì thế cha mẹ phải "đơn thương độc mã" nuôi dạy con tự kỷ.

Tương lai nào cho trẻ em tự kỷ?
Tương lai nào cho trẻ em tự kỷ?

VOV.VN -Điều quan trọng với các em tự kỷ là cần có một môi trường thân thiện, an toàn và nơi đó các em được đối xử tử tế...

Tương lai nào cho trẻ em tự kỷ?

Tương lai nào cho trẻ em tự kỷ?

VOV.VN -Điều quan trọng với các em tự kỷ là cần có một môi trường thân thiện, an toàn và nơi đó các em được đối xử tử tế...