Những điều cần biết về biến thể Delta đang hoành hành trên toàn cầu

VOV.VN - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cảnh báo biến thể Delta sắp “thống trị” toàn cầu khi đã lan ra 80 nước, với những triệu chứng không giống như chủng ban đầu.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hiện coi Delta là một “biến thể đáng lo ngại” khi làm tăng nguy cơ lây truyền và bệnh nặng. Biến thể này chiếm gần 10% các ca mắc COVID-19 ở Mỹ.

Trong cuộc họp giao ban với nhóm phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng vào tuần trước, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho rằng, tình hình dịch bệnh ở Anh cho thấy Delta có thể lây lan nhanh thế nào và trở thành biến thể chính ở Mỹ, khiến Mỹ chắc chắn phải theo dõi cẩn trọng. Ông nói: “Chúng ta không thể để điều đó xảy ra ở Mỹ”, đồng thời hối thúc người dân tiêm chủng nhiều hơn nữa, đặc biệt là giới trẻ. Tại Anh, biến thể này đã trở thành chủng vượt trội, thay thế cho B.1.1.7 (nay được gọi là chủng Alpha) và đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các ca mắc ở những người từ 12 đến 20 tuổi. Theo Tiến sĩ Fauci, biến thể Delta có thể liên quan đến việc gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh khi so sánh với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu.

Trong khi đó, Tiến sĩ Eric Topol, nhà sáng lập Viện Dịch thuật Nghiên cứu Scripps, cho rằng, biến thể Delta là “điều tồi tệ nhất mà các nhà nghiên cứu từng thấy cho đến nay."

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock trong một cuộc họp báo cũng cho biết, biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 40% so với SARS-CoV-2, có nghĩa là nó có thể lây lan nhanh hơn và dễ dàng hơn so với chủng ban đầu.

Biến thể Delta bắt nguồn từ đâu?

Biến thể Delta, hay còn gọi là B.1.617.2, ban đầu được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Đây là một đột biến hay một biến thể phụ của biến chủng B.1.617 và bắt đầu được chú ý nhiều từ tháng 4 vừa qua với tên gọi “chủng đột biến kém”. Theo Chuyên gia John Sellick về bệnh truyền nhiễm và là giáo sư y khoa tại Đại học Buffalo, khi những virus này đột biến và phát triển, chúng trông giống như cây gia đình của bạn. Biến thể phụ đặc biệt này hiện đã vượt biên giới Ấn Độ và lan rộng trên toàn cầu.

Tại sao biến thể Delta lại được quan tâm như vậy?

Biến thể Delta có một số đột biến trên protein đột biến của virus SARS-CoV-2, có thể giúp nó lây lan dễ dàng hơn các chủng. CDC Mỹ đặc biệt nhấn mạnh, biến thể này dễ lây truyền hơn và có thể làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19, cũng như khả năng của một số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

CDC trước đây coi biến thể Delta là một "biến thể được quan tâm" nhưng nay coi nó là "biến thể gây lo ngại" dựa trên bằng chứng về khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên (được đo bằng số lần nhập viện và tử vong). Theo Giáo sư Y khoa Stanley Weiss tại Trường Y Rutgers New Jersey, đồng thời là giáo sư thống kê sinh học và dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Rutgers, điều này chỉ ra rằng một biến thể có lợi thế sống sót. Một yếu tố khác khiến các chuyên gia lo ngại là biến thể ít nhiều có khả năng tránh được khả năng bảo vệ của vắc-xin. Giáo sư William Schaffner so sánh Delta với B.1.351 (bây giờ được gọi là Beta) ban đầu được phát hiện ở Nam Phi khi có thể khiến bạn mắc bệnh dù đã tiêm phòng. Biến thể Delta cũng dẫn đến sự gia tăng các ca mắc ở những người trẻ tuổi, bao gồm cả những người chưa đủ khả năng tiêm vaccine COVID-19.

Các triệu chứng của biến thể Delta là gì?

Có dấu hiệu cho thấy Delta có thể gây ra các triệu chứng khác lạ hơn các triệu chứng đã được khuyến nghị theo dõi liên quan COVID-19. Trong đại dịch COVID-19, giới y tế các nước cho biết triệu chứng chính của bệnh là sốt, ho liên tục, mất vị giác, khứu giác. CDC Mỹ cũng đã cập nhật danh sách triệu chứng gồm mệt, đau người/đau cơ, đau đầu, đau họng, nghẹt/sổ mũi, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy. Tất nhiên, có hàng triệu người mắc COVID-19 mà không có triệu chứng nào.  Tuy nhiên, biến thể Delta dường như đang gây ra một loạt triệu chứng khác thường. Theo Giáo sư dịch tễ học Tim Spector tại Đại học King's College London, triệu chứng đầu tiên ở những người mắc biến thể Delta là đau đầu, sau đó là đau họng, chảy nước mũi và sốt. Trong khi đó các triệu chứng truyền thống hơn như ho và mất khứu giác giờ lại hiếm xuất hiện hơn. Điều này khác với triệu chứng do chủng ban đầu gây ra.

Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này và Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khuyến cáo người bệnh lưu tâm đến những triệu chứng thông thường của COVID-19.

Các loại vaccine có hiệu quả chống lại biến thể Delta không?

Câu trả lời là “Có”. CDC trích dẫn dữ liệu từ một nghiên cứu về các trường hợp COVID-19 ở 44 hạt ở California, phát hiện ra rằng các biến thể COVID-19, trong đó có  Delta, với đột biến L452R có thể làm giảm hai lần hiệu giá kháng thể trung hòa ở những người đã tiêm đủ các liều vaccine ngừa COVID-19. Hiệu giá trung hòa giúp nhắm đúng mục tiêu, tiêu diệt virus và có xu hướng tương quan với mức độ bảo vệ được cung cấp bởi vaccine. Tuy nhiên, ngay cả khi biến thể này có thể tránh được một phần khả năng bảo vệ của vaccine, thì càng có nhiều người được tiêm vaccine thì virus càng ít có khả năng lây lan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia phát hiện ca mắc Covid-19 sau cách ly nhiễm biến thể Delta
Australia phát hiện ca mắc Covid-19 sau cách ly nhiễm biến thể Delta

VOV.VN - Chính quyền bang Queensland, Australia hôm nay (20/6) thông báo đã ghi nhận một ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Đáng chú ý, trường hợp mới này được xác nhận mắc biến thể Delta sau khi hoàn thành chương trình cách ly y tế trong 14 ngày.

Australia phát hiện ca mắc Covid-19 sau cách ly nhiễm biến thể Delta

Australia phát hiện ca mắc Covid-19 sau cách ly nhiễm biến thể Delta

VOV.VN - Chính quyền bang Queensland, Australia hôm nay (20/6) thông báo đã ghi nhận một ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Đáng chú ý, trường hợp mới này được xác nhận mắc biến thể Delta sau khi hoàn thành chương trình cách ly y tế trong 14 ngày.

Sân bay Trung Quốc hủy hơn 400 chuyến bay do 1 nhân viên nhiễm biến thể Delta 
Sân bay Trung Quốc hủy hơn 400 chuyến bay do 1 nhân viên nhiễm biến thể Delta 

VOV.VN - Một nữ nhân viên tại sân bay Bảo An Thâm Quyến nhiễm Covid-19 khiến hơn 400 chuyến bay bị hủy.

Sân bay Trung Quốc hủy hơn 400 chuyến bay do 1 nhân viên nhiễm biến thể Delta 

Sân bay Trung Quốc hủy hơn 400 chuyến bay do 1 nhân viên nhiễm biến thể Delta 

VOV.VN - Một nữ nhân viên tại sân bay Bảo An Thâm Quyến nhiễm Covid-19 khiến hơn 400 chuyến bay bị hủy.

Campuchia ghi nhận “ngày chết chóc kỷ lục” – xác nhận các ca nhiễm biến chủng Delta
Campuchia ghi nhận “ngày chết chóc kỷ lục” – xác nhận các ca nhiễm biến chủng Delta

VOV.VN - Campuchia hôm nay đã ghi nhận 20 ca tử vong vì Covid-19 - mức tăng kỷ lục trong 1 ngày, trong bối cảnh nước này phát hiện các ca bệnh đầu tiên nhiễm biến chủng Delta.

Campuchia ghi nhận “ngày chết chóc kỷ lục” – xác nhận các ca nhiễm biến chủng Delta

Campuchia ghi nhận “ngày chết chóc kỷ lục” – xác nhận các ca nhiễm biến chủng Delta

VOV.VN - Campuchia hôm nay đã ghi nhận 20 ca tử vong vì Covid-19 - mức tăng kỷ lục trong 1 ngày, trong bối cảnh nước này phát hiện các ca bệnh đầu tiên nhiễm biến chủng Delta.

WHO: Biến thể Delta nguy hiểm trên đà thống trị toàn cầu, nhiều nước lao đao
WHO: Biến thể Delta nguy hiểm trên đà thống trị toàn cầu, nhiều nước lao đao

VOV.VN - Giới chuyên gia của Tổ chức Y tế  thế giới WHO cảnh báo, biến thể virus SARS-CoV-2 mang tên Delta – xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ, đang dần trở thành “chủng trội” toàn cầu do khả năng lây lan cao và nguy hiểm. 

WHO: Biến thể Delta nguy hiểm trên đà thống trị toàn cầu, nhiều nước lao đao

WHO: Biến thể Delta nguy hiểm trên đà thống trị toàn cầu, nhiều nước lao đao

VOV.VN - Giới chuyên gia của Tổ chức Y tế  thế giới WHO cảnh báo, biến thể virus SARS-CoV-2 mang tên Delta – xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ, đang dần trở thành “chủng trội” toàn cầu do khả năng lây lan cao và nguy hiểm. 

Mỹ nguy cơ quay lại “cơn ác mộng” Covid-19 do biến thể nguy hiểm Delta
Mỹ nguy cơ quay lại “cơn ác mộng” Covid-19 do biến thể nguy hiểm Delta

VOV.VN - Biến thể Delta có khả năng trở thành chủng virus thống trị ở Mỹ vào thời gian tới, làm gia tăng nguy cơ bùng phát làn sóng đại dịch mới vào cuối năm 2021 ở những người chưa được tiêm chủng.

Mỹ nguy cơ quay lại “cơn ác mộng” Covid-19 do biến thể nguy hiểm Delta

Mỹ nguy cơ quay lại “cơn ác mộng” Covid-19 do biến thể nguy hiểm Delta

VOV.VN - Biến thể Delta có khả năng trở thành chủng virus thống trị ở Mỹ vào thời gian tới, làm gia tăng nguy cơ bùng phát làn sóng đại dịch mới vào cuối năm 2021 ở những người chưa được tiêm chủng.

WHO: Biến thể Delta xuất hiện tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ 
WHO: Biến thể Delta xuất hiện tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ 

VOV.VN - Biến thể virus SARS-CoV-2 được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ được đặt tên là Delta, hiện đã được tìm thấy ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực trên toàn thế giới.

WHO: Biến thể Delta xuất hiện tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ 

WHO: Biến thể Delta xuất hiện tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ 

VOV.VN - Biến thể virus SARS-CoV-2 được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ được đặt tên là Delta, hiện đã được tìm thấy ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực trên toàn thế giới.