Những điều cần biết về vấn đề thính giác do COVID-19

VOV.VN - Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những tác động của virus SARS-CoV-2 đối với thính giác của chúng ta.

Virus SARS-CoV-2 có liên quan đến một số biến chứng lâu dài như tổn thương phổi, tổn thương tim và rối loạn thần kinh. Ngoài ra, virus đột biến cũng gây ra một loạt các rối loạn mới như mất thính giác.

Theo Tạp chí Thính học Quốc tế (International Journal of Audiology), 7 - 15% người lớn bị ảnh hưởng bởi COVID-19 báo cáo các triệu chứng tiền đình – thính giác. Triệu chứng phổ biến nhất xảy ra là ù tai, sau đó là mất thính lực và chóng mặt.

Các nghiên cứu tiết lộ điều gì?

Bài đánh giá có hệ thống các bằng chứng nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Manchester và Trung tâm Nghiên cứu Y sinh NIHR Manchester (BRC) cho thấy các vấn đề về thính giác và mất thính giác có liên quan đến nhiễm COVID-19.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học tại Trung tâm Thính học và Điếc của Manchester (ManCAD) đã xem xét 7 nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa thính giác và sự cân bằng, hoặc các vấn đề về tiền đình - thính giác và nhiễm virus SARS-CoV-2.

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Bệnh viện Tai Mũi Họng Hoàng gia và Đại học London ở Anh, đã chỉ ra rằng COVID-19 có thể ảnh hưởng đến thính giác của một số bệnh nhân.

Ù tai

Ù tai là một tình trạng ảnh hưởng đến gần 17% tổng số người trưởng thành. Hầu hết những người được chẩn đoán bị ù tai đều bị suy giảm thính lực.

Theo nghiên cứu, ù tai là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của COVID kéo dài, có thể kéo dài hàng tháng sau khi nhiễm COVID-19. Các yếu tố tác động tâm lý hoặc cảm xúc, đặc biệt là các yếu tố như ngủ kém chất lượng, cô đơn, trầm cảm và lo lắng đã trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch. Những điều này cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm nặng thêm chứng ù tai. Theo một số nghiên cứu, các triệu chứng của bệnh nhân đã bị ù tai từ trước trở nên tồi tệ hơn trong thời gian nhiễm bệnh, bất kể tình trạng COVID-19 của họ như thế nào.

Mất thính giác

Mất thính giác hoặc khó nghe do COVID-19 đã được báo cáo ở một nhóm lớn. Có nhiều trường hợp mất thính lực đột ngột ở một bên tai, thường kèm theo ù tai. Hàng năm, khoảng 20 người trong số 100.000 người bị mất thính lực không lường trước được. Tình trạng này được điều trị bằng steroid để giảm sưng và viêm ở tai trong. Nhưng điều trị chỉ có xu hướng hiệu quả nếu nó được bắt đầu ngay lập tức sau khi tình trạng mất thính lực xảy ra.

Được biết, tai trong chịu trách nhiệm cho cả sự cân bằng và thính giác. Nếu các dây thần kinh và mô ở phần này của tai bị tổn thương, nó có thể gây chóng mặt và các vấn đề về thính giác. Ngoài ra, các kháng thể do cơ thể tạo ra sẽ tấn công kháng nguyên (virus SARS-CoV-2 chủ yếu hiện diện ở khu vực tai mũi họng) và do đó, có thể làm tổn thương dây thần kinh ốc tai.

Choáng váng

Một triệu chứng khác của COVID-19 thường được báo cáo là choáng váng (dizziness). Có thể khá khó để phân biệt điều này với chóng mặt (vertigo), đặc trưng của tổn thương hệ thống thăng bằng ở tai trong. Tuy nhiên, ước tính triệu chứng chóng mặt xảy ra trong khoảng 11% các trường hợp COVID-19. Một người có thể cảm thấy mất thăng bằng, quay cuồng và cảm thấy muốn nôn và buồn nôn cấp tính. Choáng váng và chóng mặt cũng có thể xảy ra nếu bị viêm dây thần kinh tiền đình -  dây thần kinh này có nhiệm vụ gửi thông tin đến não về sự phối hợp và cân bằng.

Kết luận

Khi phải tiếp tục chung sống với virus SARS-CoV-2, chúng ta sẽ có thể giảm thiểu những hậu quả tiêu cực như mất thính lực tốt hơn theo thời gian. Nếu có sự thay đổi đột ngột đối với tình trạng mất thính giác, điều thực sự quan trọng là phải đánh giá nó một cách chính xác và nhanh chóng bởi như thế mới có cơ hội để cải thiện vấn đề này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 360 triệu người bị mất thính giác
Hơn 360 triệu người bị mất thính giác

(VOV)_Theo WHO, cứ 3 người ở độ tuổi 65 thì có 1 người bị mất thính giác; khoảng 32 triệu người bị mất thính giác là trẻ em dưới 15 tuổi.

Hơn 360 triệu người bị mất thính giác

Hơn 360 triệu người bị mất thính giác

(VOV)_Theo WHO, cứ 3 người ở độ tuổi 65 thì có 1 người bị mất thính giác; khoảng 32 triệu người bị mất thính giác là trẻ em dưới 15 tuổi.

Những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính giác
Những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính giác

VOV.VN - Suy giảm thính giác nghiêm trọng hay điếc được xem là một dạng khiếm thính. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây suy giảm thính giác nghiêm trọng.

Những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính giác

Những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính giác

VOV.VN - Suy giảm thính giác nghiêm trọng hay điếc được xem là một dạng khiếm thính. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây suy giảm thính giác nghiêm trọng.

Nguy cơ mắc “COVID-19 đột phá” rất thấp nếu bạn đã tiêm chủng
Nguy cơ mắc “COVID-19 đột phá” rất thấp nếu bạn đã tiêm chủng

VOV.VN - Dù một số trường hợp đã được báo cáo, song hầu hết các dữ liệu đều cho thấy, nguy cơ mắc “COVID-19 đột phá” ở những người đã được tiêm chủng là rất thấp, chỉ khoảng 1/5.000.

Nguy cơ mắc “COVID-19 đột phá” rất thấp nếu bạn đã tiêm chủng

Nguy cơ mắc “COVID-19 đột phá” rất thấp nếu bạn đã tiêm chủng

VOV.VN - Dù một số trường hợp đã được báo cáo, song hầu hết các dữ liệu đều cho thấy, nguy cơ mắc “COVID-19 đột phá” ở những người đã được tiêm chủng là rất thấp, chỉ khoảng 1/5.000.

Khuyến cáo không dùng thuốc sát khuẩn Povidon-iod để ngăn chặn hoặc điều trị COVID-19
Khuyến cáo không dùng thuốc sát khuẩn Povidon-iod để ngăn chặn hoặc điều trị COVID-19

VOV.VN - Mới đây, một người tự nhận mình là bác sĩ phòng cấp cứu đã chia sẻ trên Twitter về cách ngăn ngừa COVID-19 bằng thuốc sát khuẩn Povidon-iod.

Khuyến cáo không dùng thuốc sát khuẩn Povidon-iod để ngăn chặn hoặc điều trị COVID-19

Khuyến cáo không dùng thuốc sát khuẩn Povidon-iod để ngăn chặn hoặc điều trị COVID-19

VOV.VN - Mới đây, một người tự nhận mình là bác sĩ phòng cấp cứu đã chia sẻ trên Twitter về cách ngăn ngừa COVID-19 bằng thuốc sát khuẩn Povidon-iod.

Trường hợp nào cần nhập viện khi mắc COVID-19?
Trường hợp nào cần nhập viện khi mắc COVID-19?

VOV.VN - Bác sỹ Trần Thị Diễm Hằng sẽ chỉ ra 20 trường hợp bệnh lý nền và 3 đối tượng đặc biệt cần được ưu tiên nhập viện, cùng cách liên hệ với y tế địa phương trong trường hợp các đối tượng kể trên trở thành F0 hoặc F1 nguy cơ cao.

Trường hợp nào cần nhập viện khi mắc COVID-19?

Trường hợp nào cần nhập viện khi mắc COVID-19?

VOV.VN - Bác sỹ Trần Thị Diễm Hằng sẽ chỉ ra 20 trường hợp bệnh lý nền và 3 đối tượng đặc biệt cần được ưu tiên nhập viện, cùng cách liên hệ với y tế địa phương trong trường hợp các đối tượng kể trên trở thành F0 hoặc F1 nguy cơ cao.

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?
Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?

VOV.VN - Cho đến nay, đã có một số báo cáo về biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 liên quan đến tim mạch nhưng không phổ biến. Nhiều thắc mắc được đặt ra là liệu vaccine có gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch không?

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?

VOV.VN - Cho đến nay, đã có một số báo cáo về biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 liên quan đến tim mạch nhưng không phổ biến. Nhiều thắc mắc được đặt ra là liệu vaccine có gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch không?

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?
COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.