Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

VOV.VN - Nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa bệnh sởi và sốt phát ban, do vậy cần theo dõi sức khỏe trẻ nhỏ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Thời gian gần đây, các trường hợp bị mắc bệnh sởi tăng đột biến. Do vậy, các bà mẹ có con nhỏ cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của con em mình khi thấy có dấu hiệu bất thường. Đối với những trẻ đến độ tuổi tiêm phòng, gia đình cần nhanh chóng đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là vacxin phòng bệnh sởi.

Dấu hiệu của bệnh sởi

- Sốt kèm dấu hiệu viêm long như: ho, sổ mũi, mắt đỏ.

- Nổi nốt Koplix (nốt trắng kích thước nhỏ bằng đầu kim ở niêm mạc má vùng răng hàm) thường xảy ra trước hay ngay ngày đầu ra ban và biến mất sau 24 đến 48 giờ

- Xuất hiện hồng ban, đầu tiên ở mặt sau đó lan đến thân và tay chân.

- Hồng ban sẽ thâm lại khi ban bay, để lại những vết thâm trên da được gọi là vết hằn da hổ, da có thể bong tróc nhẹ.

Trong giai đoạn này trẻ có thể xuất hiện các biến chứng kèm như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, loét miệng, viêm não, mờ giác mạc, thở rít do viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng.

Thường chẩn đoán có thể trên lâm sàng là:

- Trẻ sốt và hồng ban toàn thân.

- Kèm một hay nhiều dấu hiệu: ho, chảy mũi, mắt đỏ.

Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định sởi phải có 3 yếu tố: sốt, phát ban và tìm thấy kháng thể IgM kháng vi-rút sởi trong máu.

Phân biệt sởi và sốt phát ban

- Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường (70% - 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.

- Sởi là do virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính.

Dấu hiệu:

- Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.

- Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?
Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?

VOV.VN - Các tỉnh đã đánh giá cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số trường hợp mắc đã bắt đầu giảm...

 Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?

Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?

VOV.VN - Các tỉnh đã đánh giá cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số trường hợp mắc đã bắt đầu giảm...

Những đại dịch sởi xảy ra trên thế giới
Những đại dịch sởi xảy ra trên thế giới

VOV.VN - Trên thế giới đã từng ghi nhận nhiều đại dịch sởi ở nhiều quốc gia, đa phần những trường hợp mắc bệnh là do không được tiêm chủng.

Những đại dịch sởi xảy ra trên thế giới

Những đại dịch sởi xảy ra trên thế giới

VOV.VN - Trên thế giới đã từng ghi nhận nhiều đại dịch sởi ở nhiều quốc gia, đa phần những trường hợp mắc bệnh là do không được tiêm chủng.

Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết
Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết

VOV.VN - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và nếu để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết

Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết

VOV.VN - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và nếu để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.