Cảnh giác với bệnh thiếu máu
VOV.VN - Bệnh thiếu máu hay một sự rối loạn máu không chừa một ai kể cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. Người gầy hay mập cũng khó đoán biết được bệnh.
Thiếu máu là gì? Thiếu máu là tình trạng máu của bạn không có đủ của số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy trong cơ thể. Các tế bào máu có thể thiếu hemoglobin, là một protein giàu chất sắt làm cho máu màu đỏ. |
Triệu chứng thiếu máu: Nếu bạn thường mệt mỏi mặc dù bạn đã ngủ đủ giấc hoặc bạn thiếu năng lượng cho các hoạt động bình thường, bạn có thể bị thiếu máu. Các triệu chứng có thể bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt, đau đầu, tê hoặc lạnh ở bàn tay và bàn chân, nhiệt độ cơ thể thấp. |
Các triệu chứng về tim mạch: Những người bị thiếu máu có ít oxy trong máu, điều đó có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxy vào cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng liên quan đến tim bao gồm loạn nhịp (nhịp tim bất thường), thở dốc, và đau ngực. |
Thiếu máu ở trẻ em: Trẻ em dưới hai tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu chất sắt. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt có thể có cảm giác thèm ăn những thứ kì lạ như đá, đất sét. Bác sĩ nhi sẽ kiểm tra trẻ em khi có dấu hiệu thiếu máu. Nếu không chữa trị, thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ. |
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao: Phụ nữ và những người mắc bệnh kinh niên như như bệnh thận cũng có nguy cơ này. Nguyên nhân do phụ nữ có chu kỳ “đèn đỏ” nên sẽ mất nhiều máu. Thời kỳ thai kỳ cũng làm thay đổi lượng máu trong cơ thể. Người mắc bệnh kinh niên có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu. Các bệnh mãn tính như bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra hồng cầu của cơ thể. Chế độ ăn ít chất sắt, folate hoặc vitamin B12 cũng làm tăng nguy cơ của bạn. Và một số loại thiếu máu là di truyền. |
Ngay cả ở tuổi teen, nếu thấy mệt mỏi thường xuyên, có khả năng bị thiếu máu. Một số trẻ phát triển quá nhanh có thể thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ em gái có nguy cơ cao hơn do có chu kỳ kinh nguyệt. |
Nguyên nhân: Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là thể thông thường nhất của thiếu máu do không đủ lượng sắt trong máu. Sắt là thành phần chính của hemoglobin. Thiếu máu có thể do chế độ ăn thiếu sắt hoặc do mất máu. Và một số loại thực phẩm và thuốc có thể gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt khi dùng với thực phẩm giàu chất sắt. |
Thiếu Vitamin: Cơ thể cần cả vitamin B12 và folate để tạo ra các tế bào hồng cầu. Loại thiếu máu này xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thu vitamin B12. Ví dụ như khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn (thiếu máu ác tính) ngăn cản sự hấp thu vitamin bình thường của hệ tiêu hóa. Dạ dày và ruột bị yếu, một số thuốc và sự di truyền có thể gây thiếu vitamin B12. |
Bệnh mãn tính hoặc nhiễm trùng có thể làm cho cơ thể sản xuất ít hồng cầu hơn. Điều này có thể dẫn đến giảm nhẹ hemoglobin. Và một số loại thuốc và phương pháp điều trị y khoa cũng có thể khiến bạn có nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra thì bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Tham khảo ý kiến bác sĩ để xem bạn có cần chất sắt hay các chất bổ sung khác hay không. |
Thiếu máu dãn tĩnh mạch là một rối loạn hiếm hoi trong đó tủy xương không tạo đủ tế bào máu để cung cấp cho cơ thể. Nó có thể bị gây ra bởi tiếp xúc với bức xạ, hóa chất, virus, hoặc một rối loạn tự miễn dịch. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người ta cần truyền máu hoặc thậm chí ghép tủy xương. |
Mất máu: Việc mất quá nhiều hồng cầu là nguyên nhân gây thiếu máu. Mụn cóc, loét, tổn thương hoặc phẫu thuật có thể gây ra mất máu đủ để dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều nên được kiểm tra tình trạng thiếu máu mỗi năm. |
Thiếu máu do di truyền: Thiếu máu gây ra do sự bất thường của hồng cầu do di truyền, thường là hồng cầu hình liềm và thalassemia. Thiếu máu tan huyết là loại thiếu máu xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hoặc thương tổn do nhiễm trùng, do thuốc hoặc di truyền. |
Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là một rối loạn di truyền, trong đó cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường. Điều này làm cho các tế bào hồng cầu thay đổi từ hình tròn sang hình liềm và bị mắc kẹt lại với nhau. Các hồng cầu lưỡi liềm cũng chết nhanh hơn các tế bào hồng cầu bình thường. |