Phòng mạch online: Tư vấn về bệnh trĩ

Chuyên gia đến từ Bệnh viện 108 - PGS TS Triệu Triều Dương và Bệnh viện YHCT Quân đội - Ths BS Phùng Gia Hợp sẽ tư vấn trên VOVOnline lúc 14h ngày 20/12.

Bệnh trĩ là gì? Là bệnh tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Theo các chuyên gia, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là cán bộ văn phòng, ngồi nhiều ít vận động; phụ nữ trước và sau khi sinh con, tài xế và nam giới uống rượu, bia nhiều. Ngoài ra, các đối tượng bị bệnh táo bón mạn tính cũng hay mắc bệnh trĩ.

Hiện, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ.

Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội và trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy nếu không đi khám, đến khi ung thư phát triển thì không còn khả năng điều trị được.

Để phân biệt rõ các triệu chứng bệnh, báo Điện tử VOV Online (Đài TNVN) phối hợp với Thăng Trĩ Nam Dược, tổ chức chương trình tư vấn “Các giải pháp điều trị bệnh trĩ - Phẫu thuật và không cần phẫu thuật”.

Chương trình diễn ra lúc 14h chiều thứ Ba 20/12/2011.

PGS - TS Triệu Triều Dương, Trưởng Khoa ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Ths BS Phùng Gia Hợp, Chủ nhiệm Khoa ngoại Bệnh viện YHCT Quân đội tư vấn trên VOV Online ở địa chỉ www.vov.vn

Ngay từ bây giờ, bạn có thể gửi câu hỏi đến các chuyên gia của chúng tôi theo địa chỉ: toasoan@vovnews.vn. Hoặc nhập câu hỏi theo mẫu bên.

Thông tin chi tiết xin mời truy cập vào địa chỉ: http://www.benhtri.com.vn/ hoặc gọi điện theo số 043.9953901 để được tư vấn.

** Bệnh này có liên quan tới lối sống không? (Trịnh Bảo, 35 tuổi, Hà Nội) - (Trinh Bao, 35 tuổi, Nữ , Ha Noi)

- PGS TS Triệu Triệu DươngTrĩ là gì?

Thực ra trĩ là một biểu hiện sinh lý vì khi sinh ra con người đã có trĩ. Các trĩ là hiện tưởng của búi tĩnh mạnh nằm ở dưới niêm mạc trực tràng tại 2 vị trí tương ứng là phía trên của cơ thắt trong và phía trên của cơ thắt ngoài. Như vậy, khi các cơ thắt trong hoặc ngoài cơ thắt để đóng hậu môn thì trĩ có tác dụng như một van làm cho nó khít lại.

Và bệnh trĩ là hậu quả của một quá trình tắc mạch dẫn đến nhồi máu của các tĩnh mạch trĩ dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm hay chảy máu…

Các quan điểm hiện nay thì họ vẫn chưa rõ nguyên nhân bệnh trĩ. Tuy nhiên, có nhiều giả thiết cho rằng, việc sinh ra bệnh trĩ là quá trình viêm tắc mạch hoặc do các nguyên nhân sa trùng các tổ chức mô đệm dẫn đến trĩ bị sa ra ngoài. Trong đó, vai trò của dầy part đóng vài trò rất quan trọng. Chính vì vậy, quan điểm này đã làm thay đổi phương pháp điều trị bệnh trĩ trong những thời gian hiện nay.

Việc sa trùng trĩ là nguyên nhân khởi phát và việc sau đó dẫn đến hiện tượng viêm tắc mạch trĩ, chảy máu trí, hoại tử trĩ…

Bệnh trĩ rất liên quan đến lối sống và thời gian sống. Theo như nguyên lý ở trên, bệnh trĩ thường hay xuất hiện ở bậc tuổi trung niên, ít khi gặp ở trẻ nhỏ. Vì quá trình sống thì dẫn đến việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa làm cho bệnh trĩ gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

PGS TS Triệu Triệu Dương

** Em bị bệnh trĩ, độ 1 được 2 năm nay. Nguyên nhân là do em rặn đẻ. Mỗi lần em đi đại tiện nó mới lòi ra và em đã lấy tay ấn vào. Liệu em làm như thế bệnh có nặng thêm không. Xin bác sĩ tư vấn. (Ngọc Liên, Hà Nội) - (Manh Nguyen, 36 tuổi, Nữ , PHo Duc Chinh, Ha Noi)

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Bạn bị trĩ độ 1 và 2 đã 2 năm nay. Đối với trĩ độ 1, chúng ta không phải phẫu thuật, bạn có thể dùng một số thuốc dân gian sau: ăn thêm lá rấp cá hoặc lá rau sam. Đây là 2 thứ rau chữa trị độ 1 rất tốt. Những người bị trĩ thường ăn 1 trong 2 thứ này từ 15-20g. Cách ăn uống này giúp bạn sẽ đi ngoài nhanh, phân không táo thì bạn có thể tránh được bệnh trĩ.

** Cháu phẫu thuật cắt trĩ được 1 tháng rồi nhưng vẫn không hết đau, dịch vẫn chảy ra và hàng ngày phải thay băng, 2 lân/ngày. Xin cho cháu hỏi bây giờ cháu phải điều trị theo hướng nào? Cháu đã phẫu thuật tại Phòng khám Mỹ Việt 620 Hoàng Hoa Thám Cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! - (Phạm Huy Hoàng, 15 tuổi, Nam , Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội)

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Việc phẫu thuật là cách điều trị rất cơ bản. Vì thế, hiện nay cháu chỉ cần nghỉ ngơi và thay băng 1-2 lần/ngày và khi thay băng có bơm mỡ vào hậu môn. Cháu chỉ cần bơm mỡ và bôi thuốc trong khoảng 10 ngày thì bệnh sẽ đỡ.

Phải ít nhất sau 3 tháng nữa thì cháu mới có thể phẫu thuật tiếp được. Mọi chi tiết cháu có thể tham khảo thêm trên trang web http://benhtri.com.vn hoặc có thể gọi điện theo số 043.995.3901 thì bác sĩ sẽ tư vấn cho cháu những thông tin cần thiết.

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Đúng như bạn nói, bệnh trĩ phải tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà và các thức ăn nhiều gia vị cay nóng như hạt tiêu, xa tế. điều này rất đúng. Vì trong Đông y, trĩ là do nhiệt mà khi dùng các chất kích thích vào không khác gì lửa đang cháy lại thêm dầu và nhất là các thức ăn cay, nóng. Vì bệnh trĩ do các chất nóng gây nên. Vì thế bạn không nên dùng các thức ăn đã kể trên.

** Mẹ cháu bị trĩ, độ 2. Thế nào là độ 2 ạ? Có bao nhiêu mức độ? ở những mức độ tương ứng thì phương pháp cơ bản điều trị là gì ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Thưa bạn Bùi Hà, theo cháu hỏi, bệnh trĩ hiện nay có 4 độ. Độ 1 chỉ đi ngoài ra máu. Độ 2, đi ngoài ra máu nhưng búi trĩ thập thò ở hậu môn. Độ 3, khi đi ngoài thì búi trĩ ra ngoài, khi nhét lên thì búi trĩ lại vào trong ống hậu môn và trĩ độ 4, khi đi ngoài búi trĩ ra ngoài hậu môn và khi nhét lên thì nó lại ra.
Ở mức độ bệnh của mẹ cháu thì chỉ cần điều trị bằng phương pháp nội khoa là đủ như: ăn nhiều rau, đi ngoài nhanh (đi trong 1-2 phút/lần).

Bạn có thể mua một số thuốc ngâm trĩ ở Viện Y học Cổ truyền Trung ương (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) hoặc Viện Y học cổ truyền Quân Đội (442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội).

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp

** Xin bác sĩ giới thiệu sơ quan các kỹ thuật cắt trĩ hiện nay mà các bệnh viện của ta đang tiến hành cùng ưu điểm, nhược điểm để bệnh nhân chúng tôi cân nhắc và chọn lựa?

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Bạn có thể tìm đến các cơ quan, bệnh viện như sau để làm kỹ thuật cắt trĩ: Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Viện Y học cổ truyền Quân đội. Đây là những cơ sở điều trị bệnh trĩ phẫu thuật hoặc các thủ thuật về trĩ. Ưu điểm của cách điều trị này là nhanh, ít đau,  ít biến chứng, nhanh khỏi. Còn nếu bạn muốn chọn một số thủ thuật đơn giản, bạn vào Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội để phẫu thuật.

** Thưa bác sĩ Dương, tôi nghe nói bệnh trĩ dùng thuốc điều trị bằng đông y rất tốt đúng không ạ. Hiện tôi đang uống thuốc Thăng Trĩ. Liệu tôi uống thuốc đó lâu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? - (Thắng Hằng, 39 tuổi, Nam , Đông Anh, Hà Nội)

PGS TS Triệu Triều Dương: Việc điều trị bệnh trĩ có nhiều mức độ khác nhau như: điều trị triệu chứng, người điều trị cơ chế sinh bệnh và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, việc lựa chọn chiến thuật điều trị và phương pháp điều trị thì cần phải căn cứ vào việc thăm khám để xác định mức độ và giai đoạn bệnh.

Đối với trĩ được phân làm 4 độ (hay còn gọi là 4 giai đoạn bệnh). Đối với các thuốc đông y có giá trị điều trị bệnh ở giai đoạn sớm như: trĩ độ 1, độ 2.

Đối với những trĩ ở những giai đoạn muộn 3, 4 thì việc sử dụng thuốc đông y có giá trị làm giảm đau, ổn định bệnh trong từng thời điểm nhất định. Dùng lâu dài thì cũng không có tác dụng phụ gì.

** Tôi bị đi ngoài phân dê hàng năm nay, xin hỏi đó có phải là bệnh không? Có lẽ do vậy nên dẫn đến bắt đầu bị trĩ. Tôi phải làm thế nào để tránh được đi ngoài phân dê như vậy ?

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Thưa bạn, đi ngoài phân dê là một tật mắc phải do thói quen. Nếu cứ đi ngoài phân dê thì chắc chắn sẽ mắc bệnh trĩ. Vậy bạn muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay thì cách đơn giản nhất là nên ăn nhiều rau. Nếu sáng bạn dậy được trước 5 giờ thì bạn uống một cốc to nước lọc, bạn sẽ khắc phục được đi ngoài phân dê.

Nếu 2 phương pháp trên không kết quả thì bạn nên dùng Tây y hoặc Đông y thì đều khắc phục được tình trạng đi ngoài phân dê của bạn.

** Người già như tôi bị trĩ, cắt rồi được mấy năm sau lại bị, có nên đi cắt tiếp hay không ? Bị trĩ rất khổ sở.

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Thưa bác CaVới tình trạng bệnh của bác thì bác không cần phải cắt trĩ tiếp mà nên dùng một số phương pháp bảo tồn như: dùng thuốc. Bác có thể vào trang web http://benhtri.com.vn/ hoặc gọi số điện thoại: 043. 995.3901 để được tư vấn.

** Tôi vừa đọc báo VOV online xong thấy chiều nay phát chương trình bệnh trĩ vậy xin hỏi sau khi sinh 6 năm khoảng 1 năm nay tôi thỉnh thoảng có đi cầu ra máu đó có phải do trĩ không ? cách điều trị? xim cảm ơn - (Minh, 30 tuổi, Nữ , Thai binh)

PGS TS Triệu Triều Dương: Trường hợp bạn hỏi thì chúng tôi cho rằng, trước tiên việc đi cầu ra máu là một triệu chứng thường gặp của bệnh đường tiêu hóa. Ví dụ như các bệnh về trĩ, polip đại tràng, ung thư đại tràng hay các bệnh lý nhiễm trùng về lỵ trực khuẩn, lỵ Amipe… Tuy nhiên, sau khi sinh đẻ thì nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ sẽ gia tăng do vậy bạn nên đến cơ sở y tế để tham khám sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh thì mới có hướng điều trị cụ thể.

** BS cho biết nguyên nhân dẫn đến bị nứt kẽ hậu môn? triệu chứng có phải là luôn cảm thấy ngứa hậu môn ? - (Baò, 42 tuổi, Nam , Hà Nội)

PGS TS Triệu Triều Dương: Nứt kẽ hậu môn thường bắt nguồn từ những bệnh hoặc nguyên nhân viêm nhiễm trùng vùng hậu môn hoặc các bệnh lý về nấm.

Triệu chứng của bệnh thường là đau, thậm chí đau rất dữ dội phải dùng thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, thường có những biểu hiện viêm ngứa hoặc là dẫn đến nguy cơ dò hậu môn trực tràng.

**  Thưa nhà đài cùng các chuyên gia! Em bị bệnh từ trước khi sinh, chính xác từ khi nào thì em không rõ nhưng cũng khá lâu rồi, có lẽ là cuói những năm cấp III. Có lẽ do em ngồi ôn bài nhiều. Thời gian đó em thức khuya va hay uống café. Em chưa đi khám ở đâu bao giờ cả vì ... ngại. em cũng rất sợ phải phẫu thuật. Hiện tại thì bệnh của em cũng không gây cản trở nhiều lắm, thi thoảng mới bị ra máu khi đi vệ sinh thôi. Ngồi vẫn thấy bình thường. Đã có thời gian em uống thuốc nam nhưng mới đc 1 liều thì em có thai và ngưng uống vì em sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Gần đây em có thấy tv giới thiệu thuốc Nam dược nhưng em cũng chưa thử. Thưa nhà đài cùng các chuyên gia, thuốc này uống như thế nào và có tác dụng phụ không?

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Câu hỏi của bạn rất hay. Bệnh trĩ là bệnh do tăng áp lực ổ bụng, cộng với nước uống, thức ăn kích thích… Đó là những yếu tố tổng hợp gây nên bệnh trĩ. 

Vì bạn là nữ nên khó tránh được việc sinh nở, cho nên bạn tránh thức khuya và dùng các thứ kích thích như cà phê, cay nóng… thì bệnh sẽ lui dần.

Việc hiện bạn có nuôi con nhỏ hay không cũng không ảnh hưởng gì đến việc dùng thuốc. Bạn có thể dùng một số thuốc Nam dược tại các bệnh viện y học cổ truyền như Quy tì hoàn, lục vị hoàn hoặc một số thuốc như thăng trĩ nam dược thì bệnh sẽ thuyên giảm.

** Tôi không thấy đau gì cả nhưng đi ngoài ra máu đỏ tươi, liệu có phải là bị trĩ ở trong không ?

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Bạn đi ngoài ra máu tươi thì đó là một bệnh lý của hậu môn. Vậy, bạn quan sát nếu máu tươi trước phân kèm theo đau rát hậu môn thì nghĩ đến nứt kẽ hậu môn. Nếu máu tươi bám trên phân, thì nghĩ đến viêm loét trực tràng. Còn đi ngoài mà máu nhỏ giọt thành tia thì nghĩ đến trĩ nội.

** Xin bác sĩ cho biết, bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng hay không? (Tuan Can, Ha Noi)

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng vì gây chảy máu và khó khăn cho sinh hoạt, lao động và học tập vì nó gây cho bệnh nhân sau khi đi ngoài phải làm công tác vệ sinh rồi nhét búi trĩ vào trong hậu môn, và nếu trĩ nặng thì nhét xong lại lòi ra. Đây là yếu tố bắt bệnh nhân phải đi điều trị vì không phải ở chỗ nào cũng có nước để rửa sau khi đi ngoài. Bênh này cần phải chữa và nếu cần tư vấn thì bạn hãy vào trang web http://benhtri.com.vn/ và số điện thoại mà chúng tôi đã cung cấp ở trên.

** Tôi bị trĩ nhưng sợ lắm không dám cắt. Gần đây nghe nói có phẫu thuật Longo không đau, xin hỏi phâu thuật này là thế nào và có tốn kém lắm không ? - (Tô Thị Ngần, 49 tuổi, Nữ , TP HCM)

PGS TS Triệu Triều Dương: Phẫu thuật Longo là một phẫu thuật do Giáo sư người Italy thực hiện lần đầu tiên năm 1987 đây là một kỹ thuật hiện đại đang được ưa dùng trong ngành ngoại khoa nói chung trên thế giới. Kỹ thuật này, cho phép mổ nhanh, ít đau và có khả năng bảo tồn chức năng sinh lý cho người bệnh tương đối tốt.

Kỹ thuật này, thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị trĩ độ 2, 3. Đối với trĩ độ 4 thì không phù hợp dễ tái phát và tỷ lệ biến chứng cao.

Hiện nay, giá của một dụng cụ dùng cho cắt trĩ có thể từ 4,5 triệu cho đến 11 triệu tùy thuộc vào của Trung Quốc hay của Mỹ.

** BS cho biết nguyên nhân dẫn đến bị nứt kẽ hậu môn? triệu chứng có phải là luôn cảm thấy ngứa hậu môn ? - (Baò, 42 tuổi, Nam , Hà Nội)

PGS TS Triệu Triều Dương: Nứt kẽ hậu môn thường bắt nguồn từ những bệnh hoặc nguyên nhân viêm nhiễm trùng vùng hậu môn hoặc các bệnh lý về nấm.

Triệu chứng của bệnh thường là đau, thậm chí đau rất dữ dội phải dùng thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, thường có những biểu hiện viêm ngứa hoặc là dẫn đến nguy cơ dò hậu môn trực tràng.

** Bênh trĩ thực ra không nguy hiểm là người bệnh tôi hiểu điều này. Tuy nhiên nó lại là bạn đồng hành của căn bệnh ung thư. Bác sĩ cho biết cách nhận biết biện pháp đề phòng. 2/Nếu bối trĩ không thể đẩy được vào thì phải xử lý thế nào? Làm ở đâu để gải quyết nhanh và antoàn.
nguyen huy lực,
huylucanhung@gail.com

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Nếu bệnh trĩ đi ngoài không ra máu và búi trĩ không lòi ra ngoài thì bệnh không nguy hiểm. Còn bệnh trĩ không đồng hành với bệnh ung thư trực tràng, nếu có thì rất ít, nó chiếm khoảng 0,14%. Còn nếu búi trĩ mà lòi ra ngoài thì nhất thiết bạn phải đến bệnh viện để khám xét và xin tư vấn.

Để phòng tránh bệnh trĩ phải có mấy biện pháp sau: tập thể dục sáng – tối, quan trọng nhất là tập đi ngoài nhanh, chỉ trong vòng 1-2 phút/lần đi, và chống táo bón bằng ăn thêm rau xanh, nhất là lá rấp cá hoặc rau sam, kiêng các chất kích thích cay nóng, nhất là rượu. Bạn có thể dùng thăng trĩ nam dược để nhuận tràng và tránh tái phát.

** Tôi sinh cháu được 2 tháng rồi, bị trĩ quá từ khi mang thai. Tôi cứ hy vọng là sinh xong sẽ khỏi mà chỉ thấy đỡ đôi chút. Trường hợp của tôi có nên đi phẫu thuật? phẫu thuật xong có phải uống kháng sinh hay thuốc gì ảnh hưởng đến sữa mẹ không, thưa bác sĩ ? - (Nguyễn Thị Nam, 33 tuổi, Nữ , Hà Nội)

PGS TS Triệu Triều Dương: Trong tình huống bạn hỏi thì nguy cơ bị bệnh trĩ là rất cao. Việc điều trị bệnh trĩ là cần thiết. Trước tin bạn có thể điều trị nội khoa để làm cho bệnh lý không phát triển nặng hơn và nâng cao chất lượng sống.

Về mặt lâu dài, bạn nên đến bệnh viện khám bệnh và phẫu thuật khi có chỉ định cụ thể.

Nếu bệnh lý bắt buộc phải phẫu thuật thì cũng không cần dùng những kháng sinh gây ảnh hưởng đến sữa mẹ.

** Bệnh trĩ nội khác với trĩ ngoại thế nào thưa bác sĩ ? - (Trần Hoắc, 40 tuổi, Nam , Nam Hà)

PGS TS Triệu Triều Dương: Trĩ có 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoài. Thông thường các bệnh trĩ nội mà ở giai đoạn muộn như trĩ độ 3, độ 4 thì trĩ nội sẽ sa từ trong ra ngoài và hợp với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ thường gặp tổn thương ở trĩ nội. Đôi khi trĩ ngoại bị viêm tắc dẫn đến hoại tử trĩ hoặc áp xe trĩ. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình vệ sinh vùng tầng sinh môn không tốt hoặc các bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa không được điều trị triệt để.

** Chào bác sĩ. bác sĩ cho cháu hỏi. chau đi ngoài bị chảy máu đã từ lâu lắm rồi. chắc phải đến cả gần chục năm rồi. nhưng mà nó không nhiều đâu ạ. lúc đầu nó xuất hiện một ít ở phân, bây giờ thì nhiều hơn một chút và còn bị chảy mấy giọt riêng nữa. cháu thường bị táo bón, có tuần không đi vệ sinh nặng, và khi đi thì rất là đau bụng và phân cứng nên rất chi là đau bắc sĩ ạ. Thời gian gần đây bụng cháu cứ căng tròn không ăn cũng không sao, mà ăn vào thì đầy bụng rất khó chịu mặc dù ăn ít. Có khi thấy dói nhưng bụng vẫn cứ đầy. cháu 23 tuổi, cao 1m61 nặng 49kg bác sĩ ạ. bác sĩ tư vấn giúp cháu là cháu có bị làm sao không với ạ (thuy dung cao - (Cao Dung, 27 tuổi, Nữ , hanoi)

PGS TS Triệu Triều Dương: Trường hợp của bạn cần phải đến bệnh viện thăm khám như nội dung bạn hỏi thì trước tiên cần phải nghĩ đến bệnh lý về đại tràng.

Việc 1 tuần bạn không đi đại tiện được là rất nguy hiểm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tình trạng toàn thân. 10 năm nay, bạn đi ngoài có máu và có những giọt máu cuối bãi như mô tả là những triệu chứng thường gặp trong bệnh trĩ. Tuy vậy, ở tình huống này, bạn đang mắc 2 bệnh trên cùng một người bệnh. Thái độ tốt nhất là bạn cần điều trị tại bệnh viện.

** Có bài tập thể dục nào để hạn chế bệnh trĩ không ạ, xin BS Phùng Gia Hợp hướng dẫn?

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Bệnh trĩ theo y học cổ truyền gọi là “nguyên khí hạ hãm”, nghĩa là búi trĩ bị sa ngoài khi đi ngoài ở giai đoạn đầu và đẩy lên không xuống. Bạn có thể tập một số động tác bụng: hít mũi để cho bụng phồng lên, sau đó lại thở mồm để cho bụng lõm xuống. Buổi sáng tập như thế buổi sáng 30 lần và tối 30 lần thì bạn có thể khắc phục được bệnh.

** Một tháng gần đây, tôi đi ngoài thỉnh thoảng (khoảng vài ngày bị 1 lần, nhất là những ngày ngồi nhiều) nghe đau buốt ở phía cuối hậu môn, khi chạm giấy khi thì có ít máu. Tôi đi cầu đều hàng ngày. Vậy nhờ bác sĩ cho biết có phải tôi bị bệnh trĩ không? Điều trị như thế nào? Cách giảm triệu chứng trên? Xin cảm ơn VOV và bác sĩ. uydaoluu@gmail.com - (Phan Duy, 25 tuổi, Nam , hanoi)

PGS TS Triệu Triều Dương: Theo như triệu chứng bạn mô tả thì đó là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ. Tuy nhiên, trong lúc đi cầu, bạn cảm thấy đau buốt ở hậu môn thường là triệu chứng của một số bệnh lý kèm theo sau đây:

Nứt kẽ hậu môn, viêm tắc hoại tử tĩnh mạch trĩ ngoại, trĩ viêm, đôi khi còn gặp cả trong những trường hợp bệnh nhân bị ung thư ống hậu môn.

** Chào bác sĩ, em đó đã bị bệnh trĩ 2 năm nay rồi. Em cảm thấy rất khó chịu và đau khi đi cầu. Chỉ khi nào đi đại tiện, nó lồi ra khoảng 3cm. Vậy giờ em muốn phẫu thuật có đuược không? - (minh hanh, 20 tuổi, Nữ , hanoi)

PGS TS Triệu Triều Dương: Trong tình huống bạn hỏi trĩ đã bị ở giai đoạn 4 chỉ có phẫu thuật mới có thể giải quyết triệt để được.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên