Quần bó có thể gây tổn thương cơ và thần kinh

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Adelaide, Australia đã báo cáo về trường hợp một phụ nữ 35 tuổi không thể đứng dậy nổi vì quần bó quá chật

Mới đây các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Adelaide, Australia đã báo cáo về trường hợp một phụ nữ 35 tuổi đã không thể đứng dậy nổi do chiếc quần bó quá chật.

Người phụ nữ  này đã nằm liệt hàng tiếng đồng hồ trên sàn nhà sau khi bước qua mấy chiếc hộp các tông. Khi được phát hiện và đưa đến bệnh viện, bàn chân của bệnh nhân bị tê và hai bắp chân sưng to đến mức nhân viên y tế phải cắt quần của bệnh nhân. Chiếc quần bò gây tổn cơ và dây thần kinh ở cẳng chân của bệnh nhân do hậu quả của tư thế bước dài.
ảnh: ABC News

Bệnh nhân được chẩn đoán bị “hội chứng khoang”, một tình trạng làm giảm nguồn cung cấp máu tới chân do dây thần kinh bị chặn và cơ bị sưng. Phải mất 4 ngày bệnh nhân mới có thể đi lại được mà không cần trợ giúp.

Quần bò bó ban đầu không được sự đón nhận của công chúng, và đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Nhưng đến giữa những năm 2000 chúng bắt đầu chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên trong những năm qua, các bệnh viện đã chứng kiến nhiều chứng bệnh khác nhau do quần bó gây ra. Năm 1993, BS Octavio Bessa, một bác sĩ nội khoa ở Stamford, bang Connecticut, Mỹ đã gọi những chứng bệnh này là “Hội chứng quần chật”.

Trong 20 năm hành nghề, mỗi năm BS Bessa gặp trung bình 20 - 25 bệnh nhân khai là bị đau bụng, đau ngực và ợ nóng. Khi thăm khám, có vẻ như họ hoàn toàn khỏe mạnh cho đến khi ông để ý chiều rộng quần của họ so với vòng bụng. Ông cho biết đây là một bệnh thực sự khiến hàng trăm bệnh nhân tốn tiền vô ích.

Quần bò bó và các loại quần áo chặt khác có thể gây ra chứng đau đùi dị cảm (meralgia paresthetica), đặc trưng bởi cảm giác kiến bò, tê và đau rát dọc mặt ngoài đùi. Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh đi từ tủy sống xuống đùi bị chèn ép lâu ngày – một tình trạng rất sễ xảy ra khi mặc quần quá chật. Có thể giảm tình trạng này bằng cách đổi sang cỡ rộng hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp nặng hiếm gặp, có thể phải dùng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ vụ 18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV: Phải làm gì sau phơi nhiễm HIV?
Từ vụ 18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV: Phải làm gì sau phơi nhiễm HIV?

VOV.VN -BS Mai Xuân Phương, Bộ Y tế tư vấn: Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2 -  6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.

Từ vụ 18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV: Phải làm gì sau phơi nhiễm HIV?

Từ vụ 18 y bác sĩ phơi nhiễm HIV: Phải làm gì sau phơi nhiễm HIV?

VOV.VN -BS Mai Xuân Phương, Bộ Y tế tư vấn: Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2 -  6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.

10 loại rau có tác dụng chữa bệnh
10 loại rau có tác dụng chữa bệnh

Các loại rau được dùng làm gia vị hàng ngày không chỉ đem lại mùi thơm hấp dẫn cho món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

10 loại rau có tác dụng chữa bệnh

10 loại rau có tác dụng chữa bệnh

Các loại rau được dùng làm gia vị hàng ngày không chỉ đem lại mùi thơm hấp dẫn cho món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Vì sao Đông dược gây họa?
Vì sao Đông dược gây họa?

VOV.VN -Tình trạng ngộ độc thuốc Đông y đã được ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. 

Vì sao Đông dược gây họa?

Vì sao Đông dược gây họa?

VOV.VN -Tình trạng ngộ độc thuốc Đông y đã được ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.