Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của bà con dân tộc thiểu số tại Kon Tum

VOV.VN - Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) sẽ tiếp tục đẩy mạnh vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao như sâm Ngọc Linh hay các loại dược liệu.

Kon Tum là vùng đất có nhiều dược liệu quý nhưng trước đây chưa được trồng và khai thác để sản xuất thuốc, trong khi nhu cầu sử dụng dược liệu lại rất lớn. Hiện nay, phát triển vùng cây dược liệu được xem là một trong những giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn những nguồn dược liệu quý nói riêng, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đề ra trong Tiểu dự án 2: "Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, khuyến khích bà con dân tộc thiểu số phát triển mạnh cây dược liệu mà đặc biệt là cây “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh.

Xã Tê Xăng thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là một trong bạt ngàn những cánh rừng với tán lá xanh của sâm Ngọc Linh. Tại đây, bia đình anh trai A Đôi (SN 1996) bắt đầu trồng sâm từ năm 2006, với sự hỗ trợ vay vốn của tỉnh nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ ngân hàng chính sách cho thanh niên lập nghiệp.

Với chỉ vài chục gốc ban đầu, đến nay, gia đình anh A Đôi đã phát triển thành 3-4 vườn sâm với khoảng 30.000 gốc. Sâm Ngọc Linh được trồng trên núi Ngọc Linh ở độ cao 1.200-1.500m, nơi có khí hậu lạnh, thổ nhưỡng phì nhiêu cho loài dược liệu quý phát triển. Để thu được củ, phải mất từ 7-8 năm, với giá trị kinh tế rất cao. Hiện gia đình A Đôi thuê 20 công nhân đều là người trong xã Tê Xăng để trồng sâm.

Gia đình anh A Đôi cũng đang sở hữu khoảng 300 cây sâm Ngọc Linh 5 năm tuổi. Khi đạt 7 năm tuổi, những cây sâm này sẽ có giá khoảng 100 triệu đồng/kg. Giá của những củ sâm này cũng sẽ phụ thuộc vào năm tuổi và trọng lượng mỗi củ. Giá cao nhất có thể lên đến 300 triệu đồng/kg. Nhờ sâm Ngọc Linh, gia đình anh đã có đời sống và mức thu nhập tốt hơn.

Để phát triển nguồn dược liệu quý, tỉnh Kon Tum đã xây dựng "Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". Khởi đầu, tỉnh đã xây dựng được vùng dược liệu tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Một số sản phẩm từ dược liệu của Kon Tum đã được thị trường đón nhận. Việc phát triển dược liệu đã góp phần giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay, Kon Tum là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất nước 1.800 ha với mô hình đa dạng, điển hình nhất là liên kết với người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số... Mỗi năm, Kon Tum có khả năng cung ứng hơn 1 triệu cây giống cho người dân. Trong đó, Tu Mơ Rông hiện là địa phương có nhiều diện tích trồng sâm Ngọc Linh nhất của tỉnh Kon Tum. Toàn huyện hiện trồng 1.700 ha sâm, trong đó người dân trồng 100 ha với khoảng 600 hộ tham gia.

Theo ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông thì huyện Tu Mơ Rông hiện có 11 xã thì 10 xã trồng được sâm Ngọc Linh, có 6 xã được cấp chỉ dẫn địa lý: "Với huyện, xác định con đường thoát nghèo bền vững đó là quản lý bảo vệ, phát triển rừng, trồng dược liệu và chăn nuôi dưới tán rừng gắn với du lịch. Từ năm 2020 đến nay, chúng tôi phát triển cây dược liệu, trong đó cây sâm là cây trọng tâm và cây thứ hai là đảng sâm - sâm dây. Đây là loại cây phổ thông, dễ trồng, giá rẻ, chế biến được nhiều món ăn. Người dân hiện nay chuyển đổi nhận thức từ "xin, cho", đặc biệt trong năm 2022, người dân vay 39 tỷ để làm vốn trồng cây sâm Ngọc Linh; riêng năm 2023, người dân vay gần 80 tỷ để trồng và phát triển loại cây này, chưa nói tới dược liệu khác".

Theo ông Mạnh, huyện Tu Mơ Rông sẽ tiếp tục đẩy mạnh vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao như sâm Ngọc Linh hay các loại dược liệu. Cũng nhờ vào dược liệu, giai đoạn 2020-2022, toàn huyện có 1.947 hộ thoát nghèo; trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ cây sâm Ngọc Linh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số
Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ 29/11 đến 1/12, tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông), Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ 29/11 đến 1/12, tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông), Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới
Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới

VOV.VN - Theo Kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu, tập trung ở các xã Quảng Nhâm, A Roàng, Hồng Bắc. Mô hình gắn liền với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững (dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới

Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới

VOV.VN - Theo Kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu, tập trung ở các xã Quảng Nhâm, A Roàng, Hồng Bắc. Mô hình gắn liền với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững (dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Bảo tồn cây dược liệu dưới tán rừng, tạo sinh kế cho đồng bào Ba Na
Bảo tồn cây dược liệu dưới tán rừng, tạo sinh kế cho đồng bào Ba Na

VOV.VN - Ở huyện vùng cao An Lão, tỉnh Bình Định, chè dây là cây thuốc được đồng bào trồng dưới tán rừng. Nhờ dự án bảo tồn, phát huy cây bản địa đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Ba Na có cuộc sống ấm no, bền vững hơn.

Bảo tồn cây dược liệu dưới tán rừng, tạo sinh kế cho đồng bào Ba Na

Bảo tồn cây dược liệu dưới tán rừng, tạo sinh kế cho đồng bào Ba Na

VOV.VN - Ở huyện vùng cao An Lão, tỉnh Bình Định, chè dây là cây thuốc được đồng bào trồng dưới tán rừng. Nhờ dự án bảo tồn, phát huy cây bản địa đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Ba Na có cuộc sống ấm no, bền vững hơn.