Số người chết do bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng

VOV.VN - Các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Cứ 10 người chết thì có 8 người chết do bệnh không lây nhiễm.

Theo thống kê của Y tế toàn cầu năm 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% (với 424.000 ca). Có 44% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là trước 70 tuổi.

Hiện, số người mắc bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn và ngày càng gia tăng. Cụ thể, có 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch; hơn 3 triệu người mắc đái tháo đường; trên 2 triệu người mắc bệnh phổi mạn tính và có 125.000 người mắc ung thư mới/năm.

Tăng cường quản lý bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh không lây nhiễm gây biến chứng nặng nề như: liệt nửa người, mù lòa, suy thận, loét chi phải cắt cụt, suy giảm chất lượng sống do phải sống với bệnh tật.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh không lây nhiễm cao là: hút thuốc, uống rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực. Trong đó, hút thuốc là nguyên nhân của 71% số bệnh nhân ung thư; 42% số bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; 10% bệnh tim mạch.

Theo Cục Y tế dự phòng, nếu mọi người thực hiện các hành vi tốt cho sức khỏe như: không hút thuốc, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực và hạn chế sử dụng rượu bia thì sẽ phòng được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường tuýp II và trên 40% các bệnh ung thư.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, để phòng chống bệnh không lây nhiễm, mỗi người nên hoạt động thể lực cường độ trung bình hàng ngày, với tổng thời gian tối thiểu 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.

Bộ Y tế cho biết, năm 2019, ngành y tế tập trung tăng cường triển khai chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm. Tăng cường quản lý bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở đảm bảo phát hiện sớm, dự phòng, tư vấn quản lý người bệnh một cách liên tục, suốt đời, hạn chế tàn tật. Tham gia chỉ đạo, tăng cường các hoạt động tuyến tuyến y tế cơ sở. Tập trung phòng chống các yếu tố nguy cơ, thừa cân béo phì, thói quen ăn uống hợp lý để phòng chống các bệnh tiểu đường, ăn giảm muối phòng chống cao huyết áp...

Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp
Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp

VOV.VN -Gần 60% người mắc tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị vì người dân không đo huyết áp thường xuyên...

Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp

Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp

VOV.VN -Gần 60% người mắc tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị vì người dân không đo huyết áp thường xuyên...

Người Việt trẻ lười vận động, tăng huyết áp mức báo động
Người Việt trẻ lười vận động, tăng huyết áp mức báo động

VOV.VN -Cách đây 10 năm, chỉ có 25% người trưởng thành bị tăng huyết áp thì đến thời điểm này cứ khoảng 2 người trên 25 tuổi có 1 người bị tăng huyết áp.

Người Việt trẻ lười vận động, tăng huyết áp mức báo động

Người Việt trẻ lười vận động, tăng huyết áp mức báo động

VOV.VN -Cách đây 10 năm, chỉ có 25% người trưởng thành bị tăng huyết áp thì đến thời điểm này cứ khoảng 2 người trên 25 tuổi có 1 người bị tăng huyết áp.

Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam
Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam

VOV.VN - Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong ngày càng lớn của các bệnh không lây nhiễm.

Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam

Bệnh không lây nhiễm chiếm 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam

VOV.VN - Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tử vong ngày càng lớn của các bệnh không lây nhiễm.