Sử dụng tùy tiện thuốc chống ngạt mũi có thể gây hậu quả nghiêm trọng!

VOV.VN - Tuyệt đối không tự điều trị khi bị ngạt mũi, nhất là tránh việc sử dụng các thuốc co mạch kéo dài vì đây là nguyên nhân gây nghiện thuốc nhỏ mũi

Ngạt mũi- một triệu chứng mà ai đã từng bị đều vô cùng khó chịu: thấy bứt rứt trong người, đầu óc trì trệ, hay ngáp vặt, ngủ không ngon giấc…. và tất nhiên là “xuống sắc” trầm trọng. Một số người thường xuyên cầm trong tay lọ thuốc chống ngạt mũi và mỗi khi ngạt sẽ xịt. Số lần phải xịt cứ tăng dần, cho đến khi họ không đáp ứng với thuốc co mạch, lúc đó họ mới tìm đến bác sĩ. Và lúc đó chính bác sĩ cũng vô cùng khó khăn trong việc xử trí các trường hợp như vậy.

Ngạt mũi là hiện tượng không khí không đi qua hoặc khó đi qua mũi để vào hệ hô hấp do khoảng trống để dẫn khí trong hốc mũi bị thu hẹp vì viêm gây giãn các mạch trong mũi trong đó có cuốn mũi dưới, do các khối bất thường như polip độ IV, các khối u, chấn thương…

Nên xử trí ra sao khi bị ngạt mũi?

Trước hết, bạn cần nắm được những việc tuyệt đối không nên làm.

Thứ nhất, tuyệt đối không tự điều trị, nhất là tránh việc sử dụng các thuốc co mạch kéo dài vì đây là nguyên nhân gây nghiện thuốc nhỏ mũi, gây xơ cứng cuốn dưới không hồi phục… Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai- Mũi- Họng để được đánh giá nguyên nhân gây ngạt mũi, từ đó điều trị đúng hướng và được bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc nhỏ mũi chống ngạt thế nào cho đúng để tránh các tác dụng bất lợi của thuốc.

Thứ hai, với trẻ em dưới 2 tuổi, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mũi chống ngạt vì ở một số loại thuốc và một số thuốc có nồng độ không phù hợp gây nguy hiểm thậm chí tới tính mạng trẻ (do hiện tượng phản ứng co mạch não giữa của thuốc co mạch).

Thứ ba, không sử dụng tinh dầu để chống ngạt cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây loét da tiền đình mũi trẻ cũng như kích thích co mạch não.

Những điều cần làm khi bị ngạt mũi

Ngạt mũi ảnh hưởng tới chức năng thông khí, cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể đặc biệt là các tế bào não. Vì vậy, cần thăm khám và điều trị sớm.

Việc thăm khám nhằm đánh giá mức độ và nguyên nhân gây ra ngạt mũi để xử trí cho hiệu quả.

Cần đến gặp bác sĩ sớm để bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng thuốc nhỏ mũi an toàn và hiệu quả, tránh hiện tượng nghiện thuốc nhỏ mũi cũng như các xơ hoá cuốn dưới. Nếu ngạt mũi vì những nguyên nhân nguy hiểm, sẽ được xử lý sớm như: mổ lấy khối u (trong trường hợp u ác tính bên cạnh phẫu thuật còn cần phối hợp hoá chất và xạ trị, hạn chế di căn của các khối u ác tính sang các bộ phận kế cận như di căn não, xương, tai và di căn toàn thân).

Đi khám sớm để tìm ra đúng bệnh sẽ tránh được các biến chứng và di chứng do ngạt mũi kéo dài như: thay đổi phát triển xương của khối sọ mặt gây ra “bộ mặt VA”, mệt mỏi, hay buồn ngủ khi phải làm việc kéo dài, hay mất tập trung…

Cần sử dụng phương tiện bảo hộ như khẩu trang tránh bụi bẩn và các loại vi trùng lây hiễm qua đường hô hấp, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.

Để khỏi bệnh, bạn phải tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ho kéo dài thật bất tiện: mọi người tưởng mắc Covid!
Ho kéo dài thật bất tiện: mọi người tưởng mắc Covid!

VOV.VN - Ho là một trong những biểu hiện của Covid-19. Tuy nhiên ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh, vì vậy cần phải tìm nguyên nhân gây ho để điều trị

Ho kéo dài thật bất tiện: mọi người tưởng mắc Covid!

Ho kéo dài thật bất tiện: mọi người tưởng mắc Covid!

VOV.VN - Ho là một trong những biểu hiện của Covid-19. Tuy nhiên ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh, vì vậy cần phải tìm nguyên nhân gây ho để điều trị

Chứng mất ngửi: Tự dưng không ngửi thấy mùi gì nữa, phải làm sao đây?
Chứng mất ngửi: Tự dưng không ngửi thấy mùi gì nữa, phải làm sao đây?

VOV.VN - Theo một nghiên cứu, bệnh nhân COVID-19 kèm theo chứng mất ngửi có diễn tiến bệnh nhẹ hơn những bệnh nhân COVID-19 không có chứng mất ngửi.

Chứng mất ngửi: Tự dưng không ngửi thấy mùi gì nữa, phải làm sao đây?

Chứng mất ngửi: Tự dưng không ngửi thấy mùi gì nữa, phải làm sao đây?

VOV.VN - Theo một nghiên cứu, bệnh nhân COVID-19 kèm theo chứng mất ngửi có diễn tiến bệnh nhẹ hơn những bệnh nhân COVID-19 không có chứng mất ngửi.

Sử dụng tai nghe thế nào để tránh bị... điếc?
Sử dụng tai nghe thế nào để tránh bị... điếc?

VOV.VN - Sử dụng tai nghe không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức nghe của bạn thậm chí có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến thính giác.

Sử dụng tai nghe thế nào để tránh bị... điếc?

Sử dụng tai nghe thế nào để tránh bị... điếc?

VOV.VN - Sử dụng tai nghe không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức nghe của bạn thậm chí có thể gây tổn hại vĩnh viễn đến thính giác.