Tác hại của khói nhang thơm đối với sức khỏe con người

VOV.VN - Việc đốt nhang thơm là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, nó có thể gây những tác hại đối với sức khỏe.

Ho và hắt hơi: Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy những tác hại của nhang thơm đối với sức khỏe. Khí cacbon monoxit có trong khói nhang có thể gây sưng các tế bào phổi, từ đó gây các vấn đề về hô hấp.

Hen suyễn: Sự cháy của cây nhang thải ra các khí độc hại như lưu huỳnh đioxit và cacbon monoxit. Thường xuyên hít phải các khí này có thể gây các vấn đề về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hay bệnh hen suyễn.

Dị ứng da và mắt: Nghiên cứu đã chứng minh thường xuyên sử dụng nhang thơm có thể gây dị ứng ở mắt, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Bên cạnh đó, những người có da nhạy cảm nếu thường xuyên tiếp xúc với khói nhang cũng có thể mắc các triệu chứng dị ứng da.

Ung thư phổi: Thường xuyên tiếp xúc với khói tỏa ra từ cây nhang cháy có thể sản sinh ra các tế bào ung thư trong khí quản.

Sự tích tụ các chất độc hại: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khói tỏa ra từ nhang thơm chứa các chất như chì, sắt và magie, do đó thường xuyên ngửi khói nhang sẽ gây tích tụ các chất độc hại trong cơ thể.

Tăng nguy cơ mắc tim mạch: Sử dụng nhang thơm trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim nguy hiểm đến tính mạng lên 10- 12%. Khói nhang chứa các chất độc hại có thể gây tổn thương tim đến mức không thể điều trị.

Các biện pháp bảo hộ: Nhang thơm gây ô nhiễm không khí trong nhà bạn với khí cacbon monoxit có trong khói nhang. Để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe, hãy tránh sử dụng nhang với số lượng lớn, đồng thời tránh thắp nhang trong không gian không thoáng khí./.

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Việc thắp hương trong gia đình, ở đền, chùa vốn là truyền thống, tín ngưỡng của người dân. Nhiều gia đình 3 ngày Tết thắp hương liên tục, các chuyên gia nói gì?


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phố cổ Hà Nội mờ mịt khói đốt vàng mã cúng Rằm tháng 7
Phố cổ Hà Nội mờ mịt khói đốt vàng mã cúng Rằm tháng 7

VOV.VN - Vỉa hè, lòng đường được người dân khu phố cổ Hà Nội tận dụng làm nơi đốt vàng mã cúng "cô hồn" Rằm tháng 7.

Phố cổ Hà Nội mờ mịt khói đốt vàng mã cúng Rằm tháng 7

Phố cổ Hà Nội mờ mịt khói đốt vàng mã cúng Rằm tháng 7

VOV.VN - Vỉa hè, lòng đường được người dân khu phố cổ Hà Nội tận dụng làm nơi đốt vàng mã cúng "cô hồn" Rằm tháng 7.

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?
Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Việc thắp hương trong gia đình, ở đền, chùa vốn là truyền thống, tín ngưỡng của người dân. Nhiều gia đình 3 ngày Tết thắp hương liên tục, các chuyên gia nói gì?

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Việc thắp hương trong gia đình, ở đền, chùa vốn là truyền thống, tín ngưỡng của người dân. Nhiều gia đình 3 ngày Tết thắp hương liên tục, các chuyên gia nói gì?

Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?
Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?

VOV.VN - Luôn có những kiến giải khác nhau về niềm tin. Tôi tự chia thành niềm tin minh triết và niềm tin mù quáng từ những câu chuyện tâm linh của người Việt.

Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?

Dâng sao giải hạn, đốt vàng mã ở chùa: Minh triết hay mù quáng?

VOV.VN - Luôn có những kiến giải khác nhau về niềm tin. Tôi tự chia thành niềm tin minh triết và niềm tin mù quáng từ những câu chuyện tâm linh của người Việt.

Đốt vàng mã không phải cách duy nhất để thể hiện hiếu đạo
Đốt vàng mã không phải cách duy nhất để thể hiện hiếu đạo

VOV.VN -Không thể phủ nhận sức hút của “vàng mã” trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng đốt vàng mã như thế nào là đủ thì cần có sự tuyên truyền rộng rãi.

Đốt vàng mã không phải cách duy nhất để thể hiện hiếu đạo

Đốt vàng mã không phải cách duy nhất để thể hiện hiếu đạo

VOV.VN -Không thể phủ nhận sức hút của “vàng mã” trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng đốt vàng mã như thế nào là đủ thì cần có sự tuyên truyền rộng rãi.