Tác hại và giải pháp đi giày cao gót đau chân

VOV.VN - Những chiếc giày cao gót mang những hiểm họa bong gân, đau chân mãn tính, sưng gót, gãy mô xương...

Giàu siêu cao gót: Những đôi giày càng ngày càng có gót cao hơn. Nhưng những đôi giày ấy có thể dễ gây ra bong gân mắt cá chân hay là những chứng đau chân mãn tính.
Giải pháp: Bạn nên cân nhắc kĩ hơn nguy cơ sức khỏe trước yếu tố thời trang, phong cách.
Gây sưng: Dù là giày cao hay giày cao trung bình, nhưng dáng giày này nói chung đều hay gây ra những vết xước, sưng ở vùng da trên cổ chân, thậm chí có thể bị mưng mủ.
Giải pháp: Có thể khắc phục bằng miếng băng hay gót đệm phù hợp.
Nâng cao bàn chân không tự nhiên: Những dáng giày cao gót luôn đặt một áp lực không nhỏ lên xương bàn chân và khớp tại phần ngón chân. Điều này dễ làm căng các dây thần kinh bao quanh vùng đó, dễ gây mỏi thậm chí gãy mô xương.
Giải pháp: Bạn nên chuyển sang những loại gót thấp hơn để tránh những vấn đề ảnh hưởng tới xương bàn chân. Khuyến khích những đôi không quá 2 inch.
Bong gân mắt cá chân: Hầu hết các loại giày cao gót đều dễ gây ra bong gân. Phổ biến nhất là bong gân bên, khi bạn bị chệch chân trong khi đi giày cao.
Giải pháp: Những đôi giày gót vương có diện tích tiếp xúc đất lớn hơn, làm cho chân đi ổn định hơn nhiều so với giày gót nhọn.
Giày bệt đế mỏng: Loại giày này thường rất mềm, không có chút chống đỡ nào cho đôi chân, dễ gây đau từ mọi phía.
Giải pháp: Miếng đệm gót chân giúp chống đỡ bàn chân, tránh gây đau nhức bàn chân và gót chân.

Dép tông: Tuy tiện dụng, thoải mái và nhiều kiểu dáng đa dạng, nhưng đây cũng không phải loại nên đi thường xuyên. Dép tông làm căng cơ bàn chân, gây mỏi gót và ê ẩm. Hơn nữa đế mỏng không bảo vệ chân bạn khi chẳng may bị giẫm phải mảnh vỡ to.
Giải pháp: Những loại dép đế cao su dày hơn, có dáng thể thao hơn nhưng không bịt kín hết, tạo sự thoáng mát nhưng an toàn hơn dép tông.

Đế dày tạo dáng: Tệ hơn là những đôi cao gót đế vừa nặng trịch lại còn không bằng phẳng. Bàn chân bạn vừa bị cong, đi lại bị cứng nhắc.
Giải pháp: Đế bằng. Có thể tìm chất liệu nhẹ như đế xuống bằng cói, mặt tiếp xúc đất bằng phẳng và êm hơn. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên bàn chân.
Giày chóp nhọn: Kiểu giày này bóp toàn bộ phần trước bàn chân của bạn lại, gây khó chịu, bí chân.
Giải pháp: Khung giày rộng hơn. Bạn nên dùng những loại giày có khung bao ngoài phù hợp với bàn chân. Tùy chọn một đôi có dáng khỏe mạnh, dễ đi với chất liệu mềm hơn.
Đi giày theo người nổi tiếng: Những đôi giày có hình dạng khác thường chắc chắn không mang lại lợi ích gì. Không nên cố bắt chước vì thật ra người nổi tiếng chỉ đi vào dịp đặc biệt trong thời gian ngắn.
Đi giày sai kích cỡ: 9/10 phụ nữ đi giày nhỏ hơn cỡ chân của mình khiến đôi chân bị bó chặt, mang nhiều vết lằn, bầm tím, rát đỏ.
Giải pháp: Chọn giày đúng cỡ. Tốt nhất nên đi mua giày vào buổi chiều, lúc đó chân bạn có xu hướng phình to hơn, bạn thử giày sẽ chính xác hơn.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh 2 cây cầu “nhiều tuổi” nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng
Cận cảnh 2 cây cầu “nhiều tuổi” nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng

VOV.VN - Cầu Long Biên và cầu Thăng Long là 2 cây cầu lâu năm nhất của Hà Nội bắc qua sông Hồng, chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử Thủ đô.

Cận cảnh 2 cây cầu “nhiều tuổi” nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng

Cận cảnh 2 cây cầu “nhiều tuổi” nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng

VOV.VN - Cầu Long Biên và cầu Thăng Long là 2 cây cầu lâu năm nhất của Hà Nội bắc qua sông Hồng, chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử Thủ đô.

Ảnh: 6 cây cầu giao thông huyết mạch ở Thủ Đô nhìn từ trên cao
Ảnh: 6 cây cầu giao thông huyết mạch ở Thủ Đô nhìn từ trên cao

VOV.VN - Nhìn lại 6 cây cầu huyết mạch ở Hà Nội trước đề xuất xây thêm 4 cầu trị giá khoảng 38.000 tỷ đồng nhằm kết nối đồng bộ hệ thống giao thông Thủ đô.

Ảnh: 6 cây cầu giao thông huyết mạch ở Thủ Đô nhìn từ trên cao

Ảnh: 6 cây cầu giao thông huyết mạch ở Thủ Đô nhìn từ trên cao

VOV.VN - Nhìn lại 6 cây cầu huyết mạch ở Hà Nội trước đề xuất xây thêm 4 cầu trị giá khoảng 38.000 tỷ đồng nhằm kết nối đồng bộ hệ thống giao thông Thủ đô.