Thói quen bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm

VOV.VN - Dạy trẻ những thói quen đơn giản hằng ngày có thể giúp phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp (viêm VA cấp, viêm phổi phế quản, viêm phổi, cúm A/B), tay chân miệng, sốt virus, nhiễm trùng đường ruột... 

Nhiều bệnh lý nguy hiểm dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như viêm phổi cấp, viêm họng cấp, sốt xuất huyết... Do vậy, nếu cha mẹ không thận trọng chăm sóc đúng cách, có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Mặc dù cha mẹ không thể bảo vệ trẻ khỏi hoàn toàn các bệnh lây nhiễm qua hô hấp nhưng vẫn có thể giúp trẻ phòng bệnh bằng cách hướng dẫn cho trẻ những thói quen dưới đây:

Tạo thói quen rửa tay cho trẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rửa tay là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả làm giảm rõ việc mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tuổi đi học. Rửa tay giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, đau mắt đỏ và nhiều bệnh lây nhiễm khác.

Vì trẻ em thường dành nhiều thời gian sinh hoạt với nhau trong suốt năm học, việc khuyến cáo luôn rửa tay trở thành việc trẻ phải tự động làm và dần tạo thành thói quen. Dạy cho con bạn rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn; sau khi hỉ mũi và sau khi sử dụng phòng vệ sinh.

Dạy cho trẻ cách rửa tay đúng cách

Nếu trẻ chỉ hất tay vào vòi nước trong một giây thì đó không gọi là rửa tay và không mang lại hiệu quả phòng bệnh. Trẻ em nên rửa đúng cách theo hướng dẫn trong ít nhất 20-30 giây bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch. 

Hướng dẫn trẻ cách ho và hắt hơi đúng cách

Virus cúm lan truyền trong không khí tồn tại trong các giọt nước bọt khi ai đó hắt hơi hoặc ho. Cha mẹ hãy dạy cho trẻ biết cách che mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho bằng khăn giấy; ho và hắt hơi vào vị trí bên trong khuỷu tay của mình. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hầu hết mọi người đều che mũi miệng bằng chính bàn tay của mình, thật ra đây là một thói quen xấu có thể lây bệnh cho người khác.

Hướng dẫn trẻ tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng của mình

Nếu trẻ chạm tay hoặc bộ phận khác của cơ thể vào người bị cảm cúm, người mắc các bệnh lây nhiễm khác, sau đó chạm vào mắt hoặc mũi, miệng của mình thì virus có thể xâm nhập cơ thể qua những lần tiếp xúc như vậy.

Một số bệnh lây nhiễm như đau mắt đỏ cũng có thể lây truyền khi trẻ chạm vào một vật đã được sờ, tiếp xúc bởi người bị đau mắt đỏ, rồi sau đó chạm tay vào mắt của mình.

Khuyên trẻ không chia sẻ đồ dùng và ly tách với bạn bè

Theo tự nhiên, trẻ em thích chia sẻ đồ dùng, các món đồ chơi yêu thích và ly tách với bạn bè. Nhưng không nên chia sẻ đồ dùng cho việc ăn uống với bạn bè, đặc biệt là trong mùa lạnh và có các dịch bệnh hô hấp lưu hành. Virus và vi khuẩn dễ dàng truyền qua nước bọt, vì vậy đây là một hình thức chia sẻ mà cha mẹ nên dạy cho con mình nên tránh.

* Ngoài ra, để phòng bệnh hiệu quả, nên tiêm đủ liều vaccine, tuân thủ các hướng dẫn khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng và nhà trường trong từng tình huống học tập hay sinh hoạt cụ thể, phụ huynh hãy đảm bảo cho trẻ: 

- Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, bù đủ nước giúp cho hệ thống miễn dịch trẻ mạnh khỏe chống lại cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh lây nhiễm khác.

- Dành thời gian cho trẻ tiếp xúc ánh nắng hàng ngày 10-15 phút, bù đủ các vitamin thiết yếu như vitamin C, D, nhóm B… hợp lý nhằm tăng cường miễn dịch cho trẻ./.

- Khuyến cáo trẻ tăng vận động hàng ngày, tránh ngồi lâu, ngồi quá nhiều trước màn hình và say sưa với các thiết bị công nghệ điện tử.

- Cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, yêu cầu trẻ em đi ngủ có thể là một thách thức đặc biệt cho trẻ em tuổi đi học, nhưng điều này không chỉ quan trọng để giữ trẻ khỏe mạnh mà còn giúp trẻ em tuổi đi học tập trung học tốt khi ở trường; đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ rối loạn hành vi và trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Bình ghi nhận hơn 6000 ca bệnh đau mắt đỏ, chủ yếu ở trẻ em
Quảng Bình ghi nhận hơn 6000 ca bệnh đau mắt đỏ, chủ yếu ở trẻ em

VOV.VN - Tỉnh Quảng Bình hiện ghi nhận hơn 6.000 ca bệnh đau mắt đỏ, tập trung ở các huyện Tuyên Hóa, Bố Trạch và thành phố Đồng Hới.

Quảng Bình ghi nhận hơn 6000 ca bệnh đau mắt đỏ, chủ yếu ở trẻ em

Quảng Bình ghi nhận hơn 6000 ca bệnh đau mắt đỏ, chủ yếu ở trẻ em

VOV.VN - Tỉnh Quảng Bình hiện ghi nhận hơn 6.000 ca bệnh đau mắt đỏ, tập trung ở các huyện Tuyên Hóa, Bố Trạch và thành phố Đồng Hới.

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến là ở trẻ em. 

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến là ở trẻ em. 

7 thực phẩm rẻ tiền giàu estrogen giúp kéo dài tuổi xuân chị em nên biết
7 thực phẩm rẻ tiền giàu estrogen giúp kéo dài tuổi xuân chị em nên biết

VOV.VN - Bổ sung những thực phẩm giàu estrogen vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể săn chắc, dẻo dai.

7 thực phẩm rẻ tiền giàu estrogen giúp kéo dài tuổi xuân chị em nên biết

7 thực phẩm rẻ tiền giàu estrogen giúp kéo dài tuổi xuân chị em nên biết

VOV.VN - Bổ sung những thực phẩm giàu estrogen vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể săn chắc, dẻo dai.

Viêm tai giữa ở trẻ em: Chưa khỏi hay bị tái nhiễm?
Viêm tai giữa ở trẻ em: Chưa khỏi hay bị tái nhiễm?

VOV.VN - Có tới 82% những bệnh nhân có biểu hiện viêm tai giữa xuất hiện nhiều lần thực chất là điều trị chưa dứt điểm. Viêm tai giữa ở trẻ em tái phát cũng có thể do dị ứng thực phẩm hoặc do trào ngược dạ dày

Viêm tai giữa ở trẻ em: Chưa khỏi hay bị tái nhiễm?

Viêm tai giữa ở trẻ em: Chưa khỏi hay bị tái nhiễm?

VOV.VN - Có tới 82% những bệnh nhân có biểu hiện viêm tai giữa xuất hiện nhiều lần thực chất là điều trị chưa dứt điểm. Viêm tai giữa ở trẻ em tái phát cũng có thể do dị ứng thực phẩm hoặc do trào ngược dạ dày