Thói quen uống nước tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư

VOV.VN - Uống nước nhiều tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng uống đúng cách. Thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Mới đây, theo kết quả của cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra, thói quen uống đồ nóng chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Theo nghiên cứu, một nhóm 23 nhà khoa học đã phân tích các nhân tố gây ung thư ở loại đồ uống nóng như cà phê, trà và đã xác định tác nhân gây ung thư nằm ở nhiệt độ khi uống chứ không phải ở thành phần của trà hay cà phê. Cụ thể, việc uống nước ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản.

Các chuyên gia cũng lý giải rằng các loại đồ uống khi ở nhiệt độ cao sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Khi bị tổn thương, các tế bào ở niêm mạc sẽ tăng sinh để chống lại kích thích. Điều này khiến chúng ít nhạy cảm ơn theo thời gian và có thể biến thành ung thư. Ngoài ra, việc uống nước nóng cũng có thể làm hỏng tế bào dịch nhầy ở miệng và dạ dày, điều này cũng khiến nguy cơ ung thư thực quản tăng cao.

Không chỉ uống nước, việc ăn các thực phẩm nóng cũng có tác hại tương tự. Điển hình như người Việt thường có thói quen ăn canh nóng, cơm nóng… Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho thực quản của bạn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống ấm khoảng 10 – 40 độ C, hạn chế sử dụng đồ uống và các thực phẩm ở mức trên 50 độ C.

Vậy uống nước thế nào cho đúng cách?

-Theo các chuyên gia, khi uống nước, bạn không nên uống liên tục, mỗi lần uống cách nhau khoảng 15 phút.

-Không uống nước lạnh, hạn chế nước có ga, đồ uống có cồn và chất kích thích.

-Uống nước ngay cả khi bạn không khát và nên uống một cách từ từ.

-Không uống nước trước và trong khi ăn vì có thể khiến bụng khó tiêu. Sau khi ăn đồ cay cũng không nên uống nước vì có thể khiến thực quản và dạ dày thấy nóng rát hơn.

-Uống nước ấm trong khoảng 10-40 độ C, không uống nước nóng trên 50 độ C.

-Uống nước chuẩn sạch. Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, việc sử dụng các loại nước đóng bình không rõ nguồn gốc sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do đó, nhiều người sử dụng sản phẩm lọc nước, cây nước nóng lạnh để đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình.

-Ngồi uống nước thay vì đứng để uống nước. Khi đứng uống nước, bạn sẽ phá vỡ sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và điều này có thể dẫn đến việc tích tụ nước lớn hơn trong các khớp, gây ra tình trạng viêm khớp. Ngược lại, khi ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh thoải mái hơn, giúp các dây thần kinh tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng được dễ dàng. Thậm chí thận cũng tăng tốc quá trình lọc khi bạn ngồi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những thói quen tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư

VOV.VN - 40% số bệnh ung thư là có thể phòng tránh được và việc duy trì các thói quen tốt hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.

Những thói quen tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư

Những thói quen tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư

VOV.VN - 40% số bệnh ung thư là có thể phòng tránh được và việc duy trì các thói quen tốt hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.

Virus HPV có thể gây ung thư tuyến tiền liệt
Virus HPV có thể gây ung thư tuyến tiền liệt

VOV.VN - Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra rằng một số loại virus HPV có khả năng gây ra căn bệnh này.

Virus HPV có thể gây ung thư tuyến tiền liệt

Virus HPV có thể gây ung thư tuyến tiền liệt

VOV.VN - Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra rằng một số loại virus HPV có khả năng gây ra căn bệnh này.

Bác sĩ lý giải khả năng bụi mịn có thể gây ung thư
Bác sĩ lý giải khả năng bụi mịn có thể gây ung thư

VOV.VN - Trong những ngày qua, Hà Nội bị bao phủ trong lớp bụi mờ mịt, cùng với chỉ số chất lượng không khí nhiều lần vượt ngưỡng nguy hiểm.

Bác sĩ lý giải khả năng bụi mịn có thể gây ung thư

Bác sĩ lý giải khả năng bụi mịn có thể gây ung thư

VOV.VN - Trong những ngày qua, Hà Nội bị bao phủ trong lớp bụi mờ mịt, cùng với chỉ số chất lượng không khí nhiều lần vượt ngưỡng nguy hiểm.