Thực hư tác dụng của thuốc tăng chiều cao cho trẻ em

VOV.VN - Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ cần cảnh giác khi đọc những quảng bá một cách thái quá những hiệu quả lại không có.

Phát triển chiều cao phụ thuộc vào gene, môi trường sống, dinh dưỡng và vận động của trẻ nhỏ, do vậy, bên cạnh các yếu tố này các bậc phụ huynh muốn dùng thuốc hay các biện pháp can thiệp cải thiện chiều cao cho con phải có tư vấn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa.

Những phụ huynh với mong mỏi con cái có được chiều cao lý tưởng chắc chắn sẽ có ít nhất một lần tìm hiểu về các loại “thuốc” tăng chiều cao được rao bán rất nhiều trên mạng, với nguồn gốc chủ yếu từ Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ cần cảnh giác khi đọc những quảng bá một cách thái quá những hiệu quả lại không có. Thậm chí, việc sử dụng thuốc, kể cả vitamin luôn luôn là “con dao hai lưỡi”, vì vậy cần sự kiểm soát rất chặt chẽ từ các nhà chuyên môn. 

Hormone tăng trưởng bản chất từ tuyến yên ra và tiết ra trong cơ thể trẻ khi phát triển. Các hormone này thường tiết ra trong khoảng từ 22h đến 1h sáng. Nếu trẻ ngủ say thì hormone này tiết ra gấp 4 lần so với trẻ thức. Vì vậy, rèn cho trẻ thói quen ngủ sớm cũng là giải pháp để tăng trưởng chiều cao.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, vẫn có những trường hợp bệnh lý khiến trẻ bị thấp còi, như các bệnh về nội tiết, bệnh về xương, hội chứng bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, suy thận hoặc các bệnh về chuyển hóa, mạn tính khác. 

Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 400 trẻ quá thấp còi đến khám. Trong đó 159 trẻ được điều trị bằng cách tiêm hormone tăng trưởng dưới da, hằng ngày trước khi ngủ. Nhờ biện pháp điều trị này, có trẻ tăng được 18cm/1 năm và những năm sau tăng từ 6 đến 11 cm.

TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết- Chuyển hóa- Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Có trường hợp 12 tuổi chỉ cao 93 cm, tức là chỉ bằng đứa trẻ hơn 2 tuổi và mỡ tập trung ở bụng. Sau 12 tháng điều trị đã tăng thêm được 17,5 cm và sau 22 tháng tăng thêm được 25cm”.

Trước việc nhiều phụ huynh cho trẻ sử dụng viên uống tăng chiều cao, TS.BS Vũ Chí Dũng cho rằng, hiện nay, nhiều gia đình dùng thuốc dạng viên, đóng trong lọ, ghi bên ngoài là thuốc kích thích bài tiết hormone tăng trưởng và sản phẩm này chủ yếu ở Nhật Bản. 

“Tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp ở Nhật Bản thì họ nói không có bằng chứng về tác dụng của loại thuốc này. Tôi thì cho rằng viên uống đó chỉ như thực phẩm chức năng”, TS.BS Vũ Chí Dũng cho biết thêm.

Đến nay, hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh tác dụng của nhiều loại thuốc uống được quảng cáo giúp tăng chiều cao hoặc kích thích cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một số phương pháp giúp tăng chiều cao hiệu quả
Một số phương pháp giúp tăng chiều cao hiệu quả

VOV.VN - Thay đổi một số thói quen, chế độ dinh dưỡng... có thể giúp bạn cải thiện chiều cao một cách hiệu quả.

Một số phương pháp giúp tăng chiều cao hiệu quả

Một số phương pháp giúp tăng chiều cao hiệu quả

VOV.VN - Thay đổi một số thói quen, chế độ dinh dưỡng... có thể giúp bạn cải thiện chiều cao một cách hiệu quả.

Chiều cao trung bình người Việt thấp nhất châu Á
Chiều cao trung bình người Việt thấp nhất châu Á

VOV.VN -Việt Nam thuộc nhóm nước có chiều cao thấp trên thế giới. Ngoài ra, VN cũng là nước có chỉ số cân nặng, thể lực, sức bền thấp.

Chiều cao trung bình người Việt thấp nhất châu Á

Chiều cao trung bình người Việt thấp nhất châu Á

VOV.VN -Việt Nam thuộc nhóm nước có chiều cao thấp trên thế giới. Ngoài ra, VN cũng là nước có chỉ số cân nặng, thể lực, sức bền thấp.

Những thực phẩm giúp tăng chiều cao
Những thực phẩm giúp tăng chiều cao

VOV.VN -Dù chiều cao chủ yếu do di truyền, vẫn có những cách bạn có thể giúp con mình cao hơn bởi những thực phẩm kích thích sản sinh hormone tăng trưởng HGH.

Những thực phẩm giúp tăng chiều cao

Những thực phẩm giúp tăng chiều cao

VOV.VN -Dù chiều cao chủ yếu do di truyền, vẫn có những cách bạn có thể giúp con mình cao hơn bởi những thực phẩm kích thích sản sinh hormone tăng trưởng HGH.