Tinh chất nghệ, quý như vàng
VOV.VN - Nghệ được mệnh danh là “gia vị vàng” của người Á Đông.
Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra hoạt chất tạo nên màu vàng và đem lại tác dụng của nghệ vàng là tinh chất Curcumin. Công dụng của Curcumin đang thu hút được sự quan tâm của Ngành Y học trên toàn thế giới. Theo Hội Nội khoa Việt Nam, từ năm 2008 đã có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng trên người để nghiên cứu về tác dụng của Curcumin trong việc điều trị các bệnh như: ung thư, viêm loét dạ dày, tiểu đường, tim mạch, viêm khớp, bệnh Alzheimer. Từ các nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, Curcumin có một loạt các hoạt tính sinh học và dược lý.
+ Tác dụng chống viêm loét dạ dày: do làm tăng bài tiết chất nhầy mucin, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế sự phát triển của 65 chủng lâm sàng vi khuẩn H.Pylori.
+ Curcumin tăng chuyển hóa và phân hủy lượng mỡ thừa, giảm cholesterol máu toàn phần, phòng chống xơ vữa động mạch.
+ Curcumin có tác dụng chống sinh huyết khối do ức chế enzim tiểu cầu cyclooxygenase và thromboxane B2: giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim (tương tự như aspirin).
+ Tác dụng kháng viêm: Curcumin được xem như một trong những chất kháng viêm tối ưu và không phản ứng phụ trong chữa trị các chứng viêm khớp.
+ Tác dụng chống oxy hóa: do khử các gốc tự do, giúp phòng các bệnh tim mạch, lão hóa, tương tự như vitamin C, C, betacaroten.
+ Curcumin có tác dụng chống ung thư mạnh, ngăn chặn cả 3 quá trình hình thành, phát triển và di căn của ung thư.
Vì vậy, tinh chất nghệ Curcumin được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu như là một “loại thuốc kỳ diệu của tương lai” vì khả năng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và điều trị hầu hết bệnh mạn tính bao gồm: ung thư, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, viêm khớp, gan mật, tiểu đường, bệnh ngoài da và bệnh hen dị ứng.
Hội thảo ứng dụng nano curcumnin trong phòng và trị bệnh
Tại hội thảo, các đại biểu sẽ được nghe các nhà nghiên cứu trình bày tham luận với chủ đề như: “Thế kỷ 21 – Đánh thức tiềm năng của cây nghệ - dược liệu quý trong y học cổ truyền” của GS, TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng khoa Dược Lý Đại học Y Hà Nội; “Nghiên cứu chế tạo hạt Mi-xen Polyme có kích thước nano tan trong nước để sản xuất nano curcumin” của PGS, TS Phạm Hữu Lý, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; “Nghiên cứu so sánh khả năng xâm nhập và hoạt tính chống một số dòng tế bào ung thư của nano curcumin với curcumin thường” của TS Hoàng Thị Mỹ Nhung, Phó trưởng Bộ môn Sinh học tế bào, Nhóm nghiên cứu Ung thư Thực nghiệm (Đại học Quốc gia Hà Nội)…
GS, TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nghệ vàng (Curcuma longa) là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền. Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ là Curcumin, có hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa vượt trội, không chỉ có tác dụng phục hồi sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ sau sinh, bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng như dân gian vẫn truyền tụng, nó còn có hiệu quả mạnh mẽ lên hầu hết các bệnh mạn tính như: ung thư, Alzheimer, bệnh gan mật, tiểu đường, các bệnh tim mạch, mỡ máu… Hạn chế chính giới hạn khả năng ứng dụng Curcumin trong điều trị chính là độ tan, độ hấp thu rất thấp. Tuy nhiên, công nghệ nano đã khắc phục được rào cản này, giúp tăng độ hấp thu lên 95% và hiệu quả điều trị của Curcumin gần 40 lần so với Curcumin thường, đem đến hy vọng mới cho các bệnh nhân mạn tính.
Theo tài liệu nghiên cứu đầu tiên về Nano Curcumin ứng dụng trong y học được xuất bản vào năm 2005, công nghệ nano mang lại hiệu quả vượt trội hơn cả trong việc nâng cao độ tan và hấp thu của Curcumin. Từ đó đến nay, Nano Curcumin đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới với 254 bằng phát minh sáng chế của các quốc gia có nền y tế kỹ thuật phát triển như: Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc…. Trong đó, bằng phát minh có liên quan đến ứng dụng Nano Curcumin trong điều trị ung thu chiếm tỷ lệ lớn nhất (24%), bệnh tim mạch đứng vị trí thứ 2 với tỷ lệ là 13%.
Tại Việt Nam, rất nhiều nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu lớn cũng đang tiến hành thử nghiệm để chế tạo vật liệu. Trong đó, Nano Curcumin của Viện hóa học là đề tài đầu tiên được ứng dụng công nghệ nano vào bào chế các dược phẩm và thực phẩm chức năng, giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh mãn tính, nan y./.