Từ vụ chó Bull cắn người: Làm gì khi bị chó tấn công?

VOV.VN - Đừng quá hung hăng khi bị chó tấn công. Còn khi bị chó cắn, bạn cần phải làm sạch vết thương và nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm phòng.

Khị bị một con chó gầm gừ, chuẩn bị tấn công, bạn đừng cố làm dịu hoặc mỉm cười với nó bởi có thể giữa con người với con người, một nụ cười là thân thiện nhưng đối với chó, đó có thể là nhe răng thử thách. Bạn cũng nên tránh nhìn trực tiếp vào nó mà hãy cố gắng lơ đãng, bỏ qua.
Nếu xung quanh có người, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của họ. Không nên vung gậy, bình xịt hơi cay vào chó bởi điều này có thể làm cho nó hung hăng hơn. Và sau đó, bạn nên từ từ rút lui, quay lưng lại với nó. Đặc biệt, bạn không nên chạy để tránh nó đuổi theo.
Khi một con chó tấn công bạn vì lý do nào đó, thay vì hét hay dọa nó, bạn hãy cố gắng che miệng nó bằng áo hay một vật dụng gì gần đó như ghế, chậu... Nếu bạn đeo túi xách hay cặp thì hãy ném nó sang một bên để đánh lạc hướng con chó.
Hơn nữa, bạn cũng phải che lại phần cổ tay của mình bởi đây là vùng nhiều động mạch, tĩnh mạch, dễ bị tổn thương. Nếu bị chó cắn vào, thay vì cố giằng tay chân ra bởi điều này có thế gây rách, tổn thương vùng da này, bạn hãy đẩy vào vùng mắt hoặc mũi nó để chúng có thể buông tay, chân bạn ra.
Khi bị nhiều con chó tấn công, bạn không nên đứng để bị bao vây xung quanh.
Điều cần làm chính là tìm một điểm tựa nào đó chẳng hạn như bức tường, gốc cây chứ tuyệt đối không chạy.
Làm gì nếu bị chó cắn?: Dù là chó nhà nuôi hay chó nhà người khác, khi bị chó cắn điều đầu tiên bạn cần làm chính là rửa sạch vết thương bằng xà phòng hay cồn sát khuẩn.
Sau đó, bạn cần đến bệnh viện và kiểm tra tình trạng vết cắn của mình. Bạn sẽ được tiêm chủng phòng ngừa bệnh dại 6-8 mũi tiêm vào vùng vai.
Theo con số thống kê, số người bị bệnh dại do chó cắn chiếm đến 99%. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện sau 30-50 ngày bạn bị chó cắn. Bạn cần chủng ngừa bệnh dại trong vòng 2 tuần nếu không hậu quả sẽ gây tử vong. Không có cách điều trị nào chống lại bệnh dại, chỉ có các biện pháp phòng ngừa.
Hơn nữa, vi khuẩn bệnh dại không chỉ truyền qua vết cắn mà có thể qua nước bọt hoặc lớp nhầy của vật nuôi. Đây cũng là lý do bạn không nên để một con chó lạ liếm mặt.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chó Pitbull cắn chết anh trai chủ tại Hà Nội
Chó Pitbull cắn chết anh trai chủ tại Hà Nội

VOV.VN -Trong các loại chó cưng được "dân chơi" nuôi làm cảnh, Pitbull là giống chó hung dữ, khó kiểm soát nhất.

Chó Pitbull cắn chết anh trai chủ tại Hà Nội

Chó Pitbull cắn chết anh trai chủ tại Hà Nội

VOV.VN -Trong các loại chó cưng được "dân chơi" nuôi làm cảnh, Pitbull là giống chó hung dữ, khó kiểm soát nhất.

Chó Pitbull điên cắn chủ nhà và hàng xóm nhập viện ở Hà Nội
Chó Pitbull điên cắn chủ nhà và hàng xóm nhập viện ở Hà Nội

VOV.VN -Thấy người phụ nữ bị chó Pitbull cắn, người hàng xóm cầm gậy xông vào giải cứu liền bị con chó này tấn công.

Chó Pitbull điên cắn chủ nhà và hàng xóm nhập viện ở Hà Nội

Chó Pitbull điên cắn chủ nhà và hàng xóm nhập viện ở Hà Nội

VOV.VN -Thấy người phụ nữ bị chó Pitbull cắn, người hàng xóm cầm gậy xông vào giải cứu liền bị con chó này tấn công.