5 điểm đặc biệt trong Hội nghị APEC 2018

VOV.VN - Ngoài việc lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung, APEC 2018 còn có nhiều điểm đặc biệt, chủ yếu trong cuộc chiến giành ảnh hưởng của Mỹ-Trung.

Hội nghị APEC được tổ chức ở cảng Moresby vào cuối tuần trước là một trong những sự kiện đặc biệt và căng thẳng nhất trong những năm gần đây. APEC 2018 kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung, cùng với đó là cuộc chiến giành ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương giữa một bên là Mỹ, Australia và Nhật Bản, còn bên kia là Trung Quốc đang ngày càng trở nên gay gắt.

Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill và Thủ tướng Australia Scott Morrison trong một bữa tiệc nướng tại Cao ủy Australia. Ảnh: EPA

Dưới đây là 5 điểm đặc biệt trong Hội nghị APEC 2018, chủ yếu xoay quanh những căng thẳng Mỹ - Trung.

Không đưa ra được tuyên bố chung

Trong những chiếc áo sơ mi lụa vàng đỏ, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên mỉm cười trước máy ảnh, giống như mọi bức ảnh tập thể chúng ta vẫn thấy sau mỗi Hội nghị APEC kết thúc. Tuy nhiên đằng sau những nụ cười ấy là câu chuyện về sự "bằng mặt nhưng không bằng lòng" cũng như những cuộc đàm phán vẫn chưa được giải quyết trong Hội nghị. Tuyên bố chung sau Hội nghị APEC 2018 đã bị "bóp nghẹt" bởi những căng thẳng Mỹ - Trung về thương mại và an ninh. Lần đầu tiên trong lịch sử APEC, Hội nghị khép lại mà không đưa ra được một tuyên bố chung.

Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill khẳng định sự thất bại của các cuộc đàm phán là do "hai người khổng lồ cùng ở trong một căn phòng".

Những căng thẳng vẫn luôn tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại giữa Mỹ và Trung Quốc, mà gần đây là cuộc chiến tranh thương mại và trò chơi co kéo giành ảnh hưởng của hai nền kinh tế lớn nhất tại khu vực Thái Bình Dương.

Tiệc nướng và căn cứ hải quân: "Cuộc chiến" ở Thái Bình Dương

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự APEC với tư cách là khách mời của chính phủ Papua New Guinea và đã đến đây trước các nhà lãnh đạo khác vài ngày. Ông Tập ghé thăm các con đường và một trường học Trung Quốc xây dựng ở Papua New Guinea, đồng thời tổ chức một cuộc họp với các nhà lãnh đạo ở khu vực Thái Bình Dương. Những động thái này được cho là nằm trong các biện pháp mà Trung Quốc thực hiện để thu hút sự ủng hộ với các nền kinh tế trong khu vực và phục vụ cho những lợi ích quan trọng về địa chính trị của Bắc Kinh.

Phát biểu với lãnh đạo các doanh nghiệp, ông Tập Cận Bình đề cập đến nguy cơ của một "cuộc chiến tranh nóng" trong khu vực.

"Lịch sử đã cho thấy xung đột - dù là dưới hình thức chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng hay chiến tranh thương mại đều sẽ không có người chiến thắng", Chủ tịch Trung Quốc khẳng định.

Trong khi đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tổ chức một bữa tiệc nướng BBQ cùng với các nhà lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương tại Cao ủy Australia.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã dùng bài phát biểu tại Hội nghị APEC để ngầm cảnh báo các quốc gia ở Thái Bình Dương nên dừng việc nhận các khoản trợ giúp tài chính từ Trung Quốc. Ông Pence khẳng định các khoản vay để phát triển hạ tầng mà Bắc Kinh cho các nước Thái Bình Dương vay có chứa các điều khoản "không rõ ràng", đe dọa đến chủ quyền của các nước nhỏ.

Trong Hội nghị APEC 2018, Tonga xác nhận chính phủ Trung Quốc đã cho vương quốc này vay 160 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng. Hầu như không có khả năng chi trả, năm 2013, Tonga đề nghị Trung Quốc chuyển khoản vay này thành hình thức viện trợ nhưng Bắc Kinh đã từ chối và gia hạn nợ cho quốc gia này trong vòng 5 năm.

Trong nỗ lực ngăn cản sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Mỹ thông báo Washington sẽ hợp tác với Australia trong việc quy hoạch căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus ở Papua New Guinea.

Cuộc tranh cãi trong văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea

Không khí tại Hội nghị APEC 2018 vô cùng căng thẳng và các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên đều cố gắng tạo ảnh hưởng trong việc ra tuyên bố chung sau Hội nghị. Các quan chức Trung Quốc nỗ lực để "mặc cả" trong văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea nhằm tạo ảnh hưởng trong quá trình đưa ra bản dự thảo tuyên bố chung.

Tuy nhiên, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhang Xiaolong đã phủ nhận sự việc này và khẳng định với báo giới: "Không đúng. Điều này không phải sự thật".

Điều gì xảy ra với những chiếc ô tô Maseratis?

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong quá trình chuẩn bị Hội nghị cấp cao APEC là việc chính phủ Papua New Guinea mua 40 chiếc ô tô Maseratis sang trọng để đưa đón các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên.

Câu hỏi được đặt ra là liệu những chiếc ô tô này có thực sự được sử dụng trong suốt Hội nghị hay không sau khi Thủ tướng New Zealand tuyên bố bà sẽ không đi bằng xe Maseratis? Bên cạnh đó, một số nguồn tin từ các nhà ngoại giao khẳng định với Reuters rằng hầu hết các nhà lãnh đạo đều sử dụng các xe bọc thép đặc biệt của họ.

Các bức ảnh chụp trong Hội nghị APEC đã cho thấy rất nhiều ô tô Maseratis hiện đang nằm yên ắng trong một nhà kho ở cảng Moresby.

Chính phủ tuyên bố rằng những chiếc ô tô này sau đó sẽ được bán lại. Tuy nhiên, người dân cho rằng những chiếc ô tô đắt đỏ, được bán lẻ với giá khoảng từ 209.000 - 345.000 USD ở Australia có thể sẽ không bán được ở Papua New Guinea vì ở đây tình trạng trộm cắp ô tô rất phổ biển và mọi người quen thuộc với hãng Land Rover hơn.

Truyền thông không phải của Trung Quốc bị cấm

Nhiều bài báo nhận định rằng những hãng truyền thông không phải của Trung Quốc đều bị cấm ghi hình trong các cuộc họp mà ông Tập Cận Bình tổ chức, người đã đến sớm trước khi Hội nghị diễn ra để dự các cuộc họp với Thủ tướng Papua New Guinea và các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương.

Ngày 16/11, nhà báo hãng ABC Natalie Whiting cho biết chỉ có kênh CCTV của Trung Quốc được phép ghi lại một sự kiện giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng  O’Neill.

Sau đó, các hãng truyền thông không phải của Trung Quốc đã bị “mời” ra khỏi cuộc họp giữa ông Tập và các nhà lãnh đạo các nền kinh tế. Trong đó bao gồm cả các hãng truyền thông từ các nền kinh tế khu vực có các nhà lãnh đạo gặp gỡ ông Tập. Phóng viên Reuters thường trú tại Bắc Kinh đã mô tả sự việc này có “một mục đích riêng của Trung Quốc, quốc gia lúc nào cũng lên tiếng nói về sự tôn trọng lẫn nhau và thuyết phục dư luận rằng không có gì nguy hại nếu nước này gia tăng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC
“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC 2018 ở Papua New Guinea với tâm thế hoàn toàn khác các lãnh đạo thế giới bởi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở đây.

“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC

“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC 2018 ở Papua New Guinea với tâm thế hoàn toàn khác các lãnh đạo thế giới bởi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở đây.

Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung
Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung

VOV.VN - Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo, bóng tối của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu.

Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung

Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung

VOV.VN - Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo, bóng tối của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu.

APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“
APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“

VOV.VN - Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng” của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC là những căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“

APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“

VOV.VN - Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng” của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC là những căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung
Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung

VOV.VN - Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về đầu tư, thương mại và tầm ảnh hưởng đã phủ bóng lên APEC 2018 và Hội nghị đã không ra được Tuyên bố chung.

Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung

Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung

VOV.VN - Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về đầu tư, thương mại và tầm ảnh hưởng đã phủ bóng lên APEC 2018 và Hội nghị đã không ra được Tuyên bố chung.

“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác
“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực để đối phó với các thách thức

“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác

“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực để đối phó với các thách thức