6 điều đặc biệt về cuộc tập chung lớn nhất thế giới RIMPAC 2014

VOV.VN - Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ đứng đầu tổ chức. 

Cuộc tập trận này bắt đầu vào ngày 26/6 và kết thúc vào ngày 1/8.

Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC)- được tổ chức 2 năm một lần, lần này có sự tham gia của 20 quốc gia trên thế giới. Hàng chục tàu chiến và tàu ngầm cũng như hơn 200 máy bay và 25.000 thủy thủ các nước sẽ tham gia vào cuộc tập trận nói trên.

 

 

Tàu tham gia  tập trận RIMPAC 2014 (Ảnh ABC)

Truyền thông Nhật Bản lý giải 6 điểm đặc biệt trong cuộ tập trận này:

Thứ 1, có sự tham gia của siêu mẫu hạm Reagan. Siêu mẫu hạm Reagan là mẫu hạm nguyên tử lớn nhất của hải quân Mỹ, có thể chở được 85 máy bay chiến đấu và khoảng 6000 người. Mẫu hạm này hoạt động bằng hai lò phản ứng hạt nhân, do dó trong vòng 20 năm không cần tiếp nhiên liệu mà vẫn hoạt động bình thường. Lượng lương thực trên mẫu hạm có thể dùng trong vòng 3 tháng được bảo quản bởi khoa học kỹ thuật tối tân nhất. Mỹ đã phải chi tới 4,5 tỷ USD để có được siêu mẫu hạm này.

Thứ 2, lần đầu tiên Trung Quốc tham gia cuộc tập trận. Để tham gia vào cuộc tập trận chung này, Trung Quốc đã điều động 4 tàu tham gia bao gồm: Tàu khu trục tên lửa Type 052C số hiệu 171 Hải Khẩu, tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương số hiệu 575 Type 054A, tàu vận tải tổng hợp Thiên Đảo Hồ lớp Phúc Trì số hiệu 886 và tàu bệnh viện Phương Châu Hòa Bình.

Tàu họ vệ tên lửa Nhạc Dương là tàu hộ vệ tối tân nhất của Trung Quốc vừa được vận hành từ tháng 5/2013. Loại tàu này cũng là loại tàu tác chiến chủ lực thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc.

Thứ 3, Trung Quốc tham gia 7 hoạt động của cuộc tập trận trong đó có: hành động an ninh trên biển, giao lưu y học quân sự, hoạt động cứu trợ nhân đạo…Những hoạt động này có mục đích hướng tới cải thiện quan hệ Mỹ-Trung.

Thứ 4, lần đầu tiên có sự tham gia của tự vệ lục quân. Tất cả lực lượng tự vệ của các nước tham gia sẽ tiến hành huấn luyện cùng với lục quân Mỹ. Theo truyền thông Nhật Bản, mục đích của hoạt động này nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh thân thiết Nhật-Mỹ.  

Thứ 5, các hoạt động tập trận mang tính hạt nhân chủ yếu sẽ diễn ra giữa Mỹ và các nước đồng minh Nhật, Anh, Australia, Hàn Quốc và Canada. Ngoài ra những hoạt động khác như cứu trợ, chống khủng bố, cướp biển… sẽ được tiến hành với các nước tham gia khác.

Thứ 6, các nước tham gia có mục đích khác nhau. Thông qua cuộc tập trận, Mỹ  không những mong muốn tăng cường năng lực quân sự của mình, củng cố quan hệ hợp tác với Nhật, Australia, Hàn Quốc mà còn mong muốn thực hiện chính sách mở rộng sang khu vực châu Á Thái Bình Dương được nhanh chóng hơn. Trong khi đó, Anh, Canada, Nauy cũng đang tích kinh nghiệm, kỳ vọng tạo ảnh hưởng tới khu vực châu Á Thái Bình Dương. Những nước nhỏ như Philippines, Brunei thì hy vọng sẽ tạo được bước mới trong quan hệ với các nước lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

25.000 binh lính tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2012
25.000 binh lính tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2012

Cuộc tập trận hải quân rầm rộ của 22 nước diễn ra trong bối cảnh khu vực Châu Á-TBD đang nóng bỏng bởi sự "quay trở lại" của Mỹ.

25.000 binh lính tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2012

25.000 binh lính tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2012

Cuộc tập trận hải quân rầm rộ của 22 nước diễn ra trong bối cảnh khu vực Châu Á-TBD đang nóng bỏng bởi sự "quay trở lại" của Mỹ.

Chiến hạm của Nga tham dự tập trận RIMPAC-2012
Chiến hạm của Nga tham dự tập trận RIMPAC-2012

Tham gia vào cuộc tập trận có 45 tàu chiến và hạm thuyền của 23 nước.  

Chiến hạm của Nga tham dự tập trận RIMPAC-2012

Chiến hạm của Nga tham dự tập trận RIMPAC-2012

Tham gia vào cuộc tập trận có 45 tàu chiến và hạm thuyền của 23 nước.  

Trung Quốc lần đầu tiên tham gia tập trận RIMPAC với Mỹ
Trung Quốc lần đầu tiên tham gia tập trận RIMPAC với Mỹ

(VOV) - Phía Mỹ bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc.

Trung Quốc lần đầu tiên tham gia tập trận RIMPAC với Mỹ

Trung Quốc lần đầu tiên tham gia tập trận RIMPAC với Mỹ

(VOV) - Phía Mỹ bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc.