Ai Cập: Phe đối lập từ chối đàm phán với Chính phủ

Theo Bộ Y tế Ai cập, đã có 13 người chết và 1200 người bị thương trong các vụ đụng độ tối 3/2.

  • Những hình ảnh biểu tình tại Ai Cập
  • Hàng trăm tù nhân Ai Cập vượt ngục
  • Ngày 3/2, cuộc biểu tình phản đối chính phủ tại Ai Cập đã bước sang ngày thứ 10. Có tin cho rằng một số phe nhóm đối lập đã chấp nhận lời mời đàm phán của Thủ tướng Ai Cập Ahmed Shafik tuy nhiên một số khác vẫn từ chối đàm phán với Chính phủ và cho rằng họ sẽ không bước vào bàn đàm phán cho tới khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức.

    Thủ tướng Ai Cập Chafik đã công khai xin lỗi dân chúng trước những thiệt hại về người trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và những người ủng hộ Tổng thống Mubarak trong đêm 2/2. Ông Chafik cam kết sẽ không để bạo lực xảy ra một lần nữa. Chính phủ Ai Cập cũng bác bỏ những cáo buộc cho rằng Chính phủ đứng đằng sau các vụ đụng độ tối 2/2. Còn những người ủng hộ Tổng thống Mubarak cho rằng họ không có mối liên hệ nào với chính phủ.

    Quân đội Ai Cập đã được lệnh cách ly những người biểu tình và những người ủng hộ Tổng thống Mubarak khi hai bên có mặt tại quảng trưởng Tahrir để biểu dương lực lượng. Quân đội yêu cầu người biểu tình tuân thủ lệnh giới nghiêm và trở về nhà.

    Tình hình đã tạm lắng dịu tại Cairo và các tỉnh thành phố của Ai Cập. Chính phủ Ai Cập đang nỗ lực khôi phục lại ổn định để đưa đất nước quay  trở lại cuộc sống bình thường. Ngân hàng sẽ mở cửa trở lại trong vài ngày tới trong khi các trạm xăng đã mở cửa lại từ hôm 2/2. Một quan chức ngân hàng trung ương Ai Cập cho biết các biện pháp đảm bảo an ninh sẽ được tăng cường để phòng chống trộm cướp.

    Hãng hàng không Ai Cập hôm 2/2 đã thực hiện 46 chuyến bay cả nội địa và quốc tế từ 10 giờ sáng cho tới 5 giờ chiều. Ngành đường sắt cũng đã quyết định khôi phục lại hoạt động của các tuyến tàu hoả trên toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

    Người dân Ai Cập đã có thể truy nhập mạng Internet từ ngày 2/2 sau 5 ngày bị cắt./.

    Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên