Australia đầu tư phát triển công nghệ đất hiếm để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

VOV.VN - Hôm nay (8/1), Australia đã công bố gói đầu tư 22 triệu đô la Australia (AUD) vào ba dự án nghiên cứu quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển ngành khai thác đất hiếm của nước này. Đây được cho là một phản ứng của Australia nhằm tìm giải pháp thay thế trước lệnh cấm xuất khẩu công nghệ đất hiếm của Trung Quốc.

Phương Tây, trong đó có Australia đang bị đẩy vào tình thế dễ bị tổn thương do lệnh cấm xuất khẩu một số công nghệ đất hiếm của Trung Quốc, buộc các nước này phải nhanh chóng tìm kiếm và phát triển các giải pháp thay thế - Bộ trưởng Tài nguyên Australia Madeleine King nhấn mạnh như vậy tại buổi họp báo ngày 8/1.

Thực tế, các loại khoáng sản quan trọng và đất hiếm là thành phần quan trọng của công nghệ năng lượng sạch như pin lưu trữ, xe điện, tấm pin mặt trời và tua-bin gió, đồng thời cũng có vai trò then chốt trong công nghệ quốc phòng và y tế.

Theo đó, chính phủ Australia sẽ dành gói ngân sách đầu tư gần 22 triệu AUD vào ba dự án nghiên cứu trọng điểm nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành khoáng sản quan trọng của Australia và giúp cung cấp các nguyên liệu quan trọng để giảm lượng khí thải carbon. Đây là các dự án nghiên cứu đổi mới về công nghệ khai thác, tinh chế đất hiếm thành các dạng kim loại hiếm phục vụ công nghệ bán dẫn, do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển khoáng sản quan trọng – Tổ chức Khoa học và công nghệ hạt nhân Australia (ANSTO), Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) và Cơ quan Nghiên cứu khoa học địa chất Australia (Geoscience Australia) triển khai thực hiện.

ANSTO đã được trao 13,9 triệu AUD cho một dự án nghiên cứu nhằm đẩy nhanh việc phát hiện, khai thác và xử lý các nguyên tố đất hiếm từ các mỏ cấp thấp. CSIRO đã được phân bổ 5,2 triệu AUD để phát triển quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp hạ nguồn sản xuất kim loại và vật liệu có độ tinh khiết cao, mở rộng chuỗi giá trị cho lithium, đất hiếm, quặng vonfram và kim loại chịu nhiệt. Geoscience Australia đã được nhận 2,7 triệu AUD cho nghiên cứu các khoáng sản quan trọng như gali, germani và indium.

Bộ trưởng Madeleine King khẳng định, những dự án nghiên cứu mới này sẽ hỗ trợ Chiến lược Khoáng sản quan trọng của Australia và tham vọng đưa Australia trở thành nhà cung cấp năng lượng sạch toàn cầu. Theo đó, các nghiên cứu mới này sẽ giúp Australia phát triển hơn nữa các quy trình xử lý đất hiếm và khoáng sản quan trọng, đồng thời khuyến khích quá trình xử lý tiếp theo để sản xuất các thành phần cho công nghệ sạch và công nghệ bán dẫn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào tăng cường giám sát, quản lý tài nguyên đất hiếm
Lào tăng cường giám sát, quản lý tài nguyên đất hiếm

VOV.VN - Mới đây, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy manh việc xây dựng chiến lược đất hiếm và các loại khoáng sản khác nhằm quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác khoáng sản tại Lào.

Lào tăng cường giám sát, quản lý tài nguyên đất hiếm

Lào tăng cường giám sát, quản lý tài nguyên đất hiếm

VOV.VN - Mới đây, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy manh việc xây dựng chiến lược đất hiếm và các loại khoáng sản khác nhằm quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác khoáng sản tại Lào.

Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên
Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên

VOV.VN - Chính phủ Australia đã quyết định đầu tư 1,25 tỷ AUD để xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên ở bang Tây Australia nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và sử nguồn tài nguyên chiến lược.

Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên

Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên

VOV.VN - Chính phủ Australia đã quyết định đầu tư 1,25 tỷ AUD để xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên ở bang Tây Australia nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và sử nguồn tài nguyên chiến lược.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?
Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Trung Quốc tuyên bố phanh phui gián điệp MI6
Trung Quốc tuyên bố phanh phui gián điệp MI6

VOV.VN - Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc (Bộ Quốc an) tuyên bố đã phát hiện thêm một gián điệp của Cơ quan Tình báo mật Anh Quốc (MI6) thực hiện thu thập thông tin mật tại Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố phanh phui gián điệp MI6

Trung Quốc tuyên bố phanh phui gián điệp MI6

VOV.VN - Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc (Bộ Quốc an) tuyên bố đã phát hiện thêm một gián điệp của Cơ quan Tình báo mật Anh Quốc (MI6) thực hiện thu thập thông tin mật tại Trung Quốc.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài
Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.

Trung Quốc chuẩn bị đẩy mạnh cuộc chiến đất hiếm với Mỹ, giành thế áp đảo toàn cầu
Trung Quốc chuẩn bị đẩy mạnh cuộc chiến đất hiếm với Mỹ, giành thế áp đảo toàn cầu

VOV.VN - Trung Đông có dầu mỏ còn Trung Quốc có đất hiếm - vật liệu thiết yếu đối với các công nghệ mũi nhọn hiện nay. Trung Quốc ý thức rõ lợi thế này của mình và đang có kế hoạch đảm bảo an ninh đất hiếm để thống trị nguồn cung toàn cầu và gây sức ép lên Mỹ trong cuộc cạnh tranh giữa 2 nước.

Trung Quốc chuẩn bị đẩy mạnh cuộc chiến đất hiếm với Mỹ, giành thế áp đảo toàn cầu

Trung Quốc chuẩn bị đẩy mạnh cuộc chiến đất hiếm với Mỹ, giành thế áp đảo toàn cầu

VOV.VN - Trung Đông có dầu mỏ còn Trung Quốc có đất hiếm - vật liệu thiết yếu đối với các công nghệ mũi nhọn hiện nay. Trung Quốc ý thức rõ lợi thế này của mình và đang có kế hoạch đảm bảo an ninh đất hiếm để thống trị nguồn cung toàn cầu và gây sức ép lên Mỹ trong cuộc cạnh tranh giữa 2 nước.