Ấn Độ đề xuất Liên minh châu Phi trở thành thành viên thường trực G20

VOV.VN - Ấn Độ đã mời Liên minh châu Phi trở thành thành viên thường trực của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20).

G20 sẽ mang tính toàn diện và tập trung vào việc nêu bật những mối quan tâm của thế giới đang phát triển. Đây là tuyên bố đưa ra hôm qua của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp G20 (gọi tắt là B20) kéo dài 3 ngày ở thủ đô New Dehli.

Trong 3 ngày diễn ra cuộc họp, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã thảo luận các chủ đề như xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, chuyển đổi kỹ thuật số, nợ công của các nước đang phát triển và thực hiện các mục tiêu về biến đổi khí hậu. Theo Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ có tầm nhìn về sự toàn diện và với tầm nhìn đó, Ấn Độ đã mời Liên minh châu Phi trở thành thành viên thường trực của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu G20.

“Phát triển kinh tế châu Phi được xác định là lĩnh vực trọng tâm. Ấn Độ tin rằng cách tiếp cận toàn diện của diễn đàn này sẽ có tác động trực tiếp đến G20. Sự thành công của các quyết định được đưa ra ở đây sẽ có tác động trực tiếp đến việc giải quyết các thách thức kinh tế toàn cầu và tạo ra sự tăng trưởng bền vững”, Thủ tướng Modi nhấn mạnh.

Với tư cách là nước chủ nhà G20 năm nay, Ấn Độ đã phải nỗ lực để thu hẹp khác biệt giữa các nước thành viên về cuộc xung đột tại Ukraine. Không cuộc họp nào của G20 được tổ chức từ đầu năm tới nay đạt được tuyên bố chung, làm gia tăng hoài nghi Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới có thể phá vỡ bế tắc. Ấn Độ đã liên tục kêu gọi G20 đạt được sự đồng thuận về các vấn đề đang gây ảnh hưởng không cân xứng đến các nước đang phát triển, hay còn gọi là các nước Nam bán cầu. Và một phần quan trọng của chiến lược này là đưa Liên minh châu Phi trở thành thành viên thường trực. Theo Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyan Jaishanka, Ấn Độ không thể khoanh tay đứng nhìn các nước Nam bán cầu bị gạt sang bên lề các cuộc đàm phán về những vấn đề cấp bách toàn cầu.

Hội nghị kéo dài ba ngày ở New Delhi còn có sự tham dự của các bộ trưởng và nhà hoạch định chính sách của các nước G20, trong đó có 2 quốc gia đối thủ là Ấn Độ và Trung Quốc. Theo Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào, thương mại giữa hai nước láng giềng đang phát triển nhanh chóng bất chấp những tranh cãi về biên giới. Ông đồng thời nhấn mạnh, Trung quốc hoan nghênh Ấn Độ tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP). Trong khi đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết, việc gia nhập khối sẽ làm tăng thương mại giữa hai gã khổng lồ châu Á, song cũng sẽ làm tăng thâm hụt thương mại. Theo dữ liệu chính thức, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc là 101,28 tỷ USD vào năm 2022, cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 22/8 thông báo Tổng thống Joe Biden sẽ sang Ấn Độ tham dự thượng đỉnh G20 từ ngày 7 tới 10/9.

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ

VOV.VN - Nhà Trắng ngày 22/8 thông báo Tổng thống Joe Biden sẽ sang Ấn Độ tham dự thượng đỉnh G20 từ ngày 7 tới 10/9.

EU kêu gọi G20 gây áp lực để Nga quay trở lại thoả thuận ngũ cốc
EU kêu gọi G20 gây áp lực để Nga quay trở lại thoả thuận ngũ cốc

VOV.VN - Người đứng đầu chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, kêu gọi các quốc gia G20 thuyết phục Tổng thống Putin quay trở lại thoả thuận ngũ cốc.

EU kêu gọi G20 gây áp lực để Nga quay trở lại thoả thuận ngũ cốc

EU kêu gọi G20 gây áp lực để Nga quay trở lại thoả thuận ngũ cốc

VOV.VN - Người đứng đầu chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, kêu gọi các quốc gia G20 thuyết phục Tổng thống Putin quay trở lại thoả thuận ngũ cốc.

Chủ tịch G20 là cơ hội để Ấn Độ nâng cao vị thế toàn cầu
Chủ tịch G20 là cơ hội để Ấn Độ nâng cao vị thế toàn cầu

VOV.VN - Trong bài phát biểu trước thềm lễ kỷ niệm 77 năm Ngày Độc lập của Ấn Độ (15/8/1947- 15/8/2023), Tổng thống Droupadi Murmu ngày 14/8 cho biết, Ấn Độ đang ngày càng củng cố tiếng nói và vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.

Chủ tịch G20 là cơ hội để Ấn Độ nâng cao vị thế toàn cầu

Chủ tịch G20 là cơ hội để Ấn Độ nâng cao vị thế toàn cầu

VOV.VN - Trong bài phát biểu trước thềm lễ kỷ niệm 77 năm Ngày Độc lập của Ấn Độ (15/8/1947- 15/8/2023), Tổng thống Droupadi Murmu ngày 14/8 cho biết, Ấn Độ đang ngày càng củng cố tiếng nói và vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.