Ảnh: “Khu phi quân sự” bị quân sự hóa mạnh nhất ở Bán đảo Triều Tiên
Thứ Hai, 12:42, 16/10/2017
VOV.VN - Được gọi là khu phi quân sự nhưng thực tế, dải đất hẹp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là một trong những địa điểm bị quân sự hóa mạnh nhất thế giới.
Một vị Đại tá Triều Tiên chỉ vị trí ở làng Panmunjom (Bàn Môn Điếm) bên trong khu phi quân sự (DMZ) giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trên bản đồ. |
Theo nhiếp ảnh gia người Pháp Eric Lafforgue – người thực hiện bộ ảnh, du khách đến thăm khu DMZ có thể còn được lực lượng an ninh Triều Tiên đối xử thoải mái hơn và trên thực tế, Hàn Quốc áp đặt các biện pháp an ninh nghiêm khắc hơn nhiều ở DMZ. Trong ảnh là một phụ nữ ở một cửa hàng bán nhân sâm ở khu công nghiệp chung Kaesong. |
Ông Lafforgue đã tới thăm khu DMZ phần bên phía Triều Tiên 6 lần trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2013 và thăm phần bên Hàn Quốc 2 lần vào năm 2016 và đầu năm 2017. Ảnh: Các em học sinh Hàn Quốc dùng ống nhòm quan sát qua phía “cầu Tự Do” bắc qua sông Imjin giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. |
Ba người lính làm nhiệm vụ bên đường phân định tại Panmunjeon, Triều Tiên. |
Một người lính Triều Tiên quan sát tình hình trên thực địa ở khu phi quân sự. |
Lafforgue cho biết, ở phần của Triều Tiên, mọi người được phép chụp ảnh và ít bị hạn chế hơn. Trong khi đó, khi ghé thăm phần của Hàn Quốc ở DMZ, du khách thậm chí còn bị cấm nói chuyện với những người lính gác. Trong ảnh là những khối bê tông chống xe tăng ở phần của Triều Tiên. |
Hàng rào điện được thiết kế để ngăn chặn người của phía đối phương xâm nhập qua DMZ. |
Theo Lafforgue, khi có mặt ở phần của Triều Tiên, du khách sẽ được nghe các hướng dẫn viên kể câu chuyện 2 lính Mỹ đã xâm phạm lãnh thổ và buộc họ phải nổ súng tiêu diệt. Câu chuyện này ở Hàn Quốc sẽ được kể theo hướng Triều Tiên vô cớ hành động. Trong ảnh: Trẻ em nhìn về phía bên kia cây cầu Tự Do. |
Ảnh: Một người lính Hàn Quốc trong khu vực an ninh chung nằm trên biên giới giữa hai miền Triều Tiên ở tỉnh Bắc Hwanghae. |
Hiệp định đình chiến giữa hai bên được lưu giữ ở DMZ. |
Hàn Quốc cũng cấm khách tham quan có bất kỳ một cử chỉ hay động thái bất thường nào, đặc biệt là hướng về phía Triều Tiên vì cho rằng điều này có thể bị hiểu là dấu hiệu khiêu chiến, khiến Triều Tiên nổ súng. Trong ảnh: Một du khách ở DMZ bên phía Hàn Quốc. |
Lafforge cho rằng Triều Tiên dường như cởi mở hơn với du khách dù trên thực tế ông từng bị cấm không được rời khỏi Triều Tiên vì một số bức ảnh của ông bị coi là xúc phạm chế độ của họ. Ảnh một người lính Triều Tiên thông báo với Lafforge rằng ông không được phép chụp ảnh. |
Một người lính Hàn Quốc làm nhiệm vụ ở khu vực an ninh chung ở tỉnh Bắc Hwanghae, Panmunjom, Hàn Quốc. |
Một du khách nhảy lên để tạo dáng chụp ảnh ở DMZ phần bên phía Hàn Quốc. |
Binh lính Hàn Quốc đứng gác bên đường ranh giới dọc DMZ. |
Biển báo chỉ đường đi tới DMZ ở Sudogwon, Paju, Hàn Quốc. Một trong những biển báo trong bức ảnh này cũng chỉ đường tới Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên. |
Những chữ cái viết tắt của khu phi quân sự DMZ bên ngoài một lối vào đường hầm ở Bắc Hwanghae, Hàn Quốc. |
Mô hình thu nhỏ của DMZ được trưng bày ở phần bên phía Hàn Quốc. |
Những thông điệp về hòa bình và thống nhất được viết trên những dải ruy-băng thắt trên hàng rào tại DMZ ở Bắc Hwanghae. |
Hướng dẫn viên Hàn Quốc giới thiệu với du khách về bản đồ đường hầm xuyên thám số 3. Đây là 1 trong số 4 đường hầm ở khu vực biên giới giữa hai nước. Phía Hàn Quốc cho rằng hệ thống đường hầm này do Triều Tiên đào để chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ vào Seoul. |
Ga tàu Thống nhất trong khu vực Kaesong của Triều Tiên. |
Hai người lính Triều Tiên đi qua khu vực có treo một tấm áp-pích tuyên truyền cỡ lớn ở DMZ. |
Một du khách chụp ảnh selfie bên phần DMZ của Hàn Quốc. |
Đại tá của Triều Tiên đứng bên sa bàn DMZ. Trong căn phòng có treo hình ảnh hai cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và Kim Il-sung. |
Nhóm du khách có mặt ở khu vực an ninh chung nằm trên biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc. |
Một vị sĩ quan quân đội Triều Tiên đứng ở làng Panmunjom (Bàn Môn Điếm)./. |