Anh, Pháp, Đức hỗ trợ an ninh cho các cơ sở dầu khí của Na Uy

VOV.VN - Na Uy cho biết, trước những lo ngại về các sự cố tương tự xảy ra như với các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 ở Biển Baltic mới đây, Anh, Pháp và Đức sẽ hỗ trợ về an ninh cho các cơ sở dầu khí của nước này.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre ngày 30/9 cho biết nước này đang thảo luận với các đồng minh về việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại các vùng biển thuộc Na Uy. Na Uy hiện đã đồng ý nhận sự hỗ trợ an ninh từ Anh, Pháp và Đức.

Thông báo của Thủ tướng Na Uy diễn ra 4 ngày sau khi xảy ra các sự cố rò rỉ khí gas tại 2 đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 dưới lòng Biển Baltic vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu. 

Thủ tướng Na Uy nhấn mạnh Na Uy chưa nhận thấy các nguy cơ đe doạ đối với lĩnh vực dầu khí của mình nhưng thừa nhận sự lo ngại của các bên về sự cố tương tự có thể xảy ra với các cơ sở hạ tầng dầu khí của nước này. Na Uy đã tăng cường sự hiện diện rõ ràng hơn của quân đội với các tàu tuần tra và máy bay trinh sát sau khi xảy ra các sự cố trên.     

Na Uy, một thành viên NATO, nổi lên là đối tác ưu tiên và là nhà cung cấp khí đốt số 1 cho châu Âu thay cho Nga sau khi chiến sự tại Ukraina xảy ra. Khí đốt của Na Uy đưa vận chuyển đến châu Âu thông qua hệ thống các đường ống dẫn khí khổng lồ dài tổng cộng khoảng 9.000 km nằm dưới Biển Bắc. Nước hôm 27/9 đã khánh thành đường ống dẫn khí mới chạy dưới lòng biển Baltic với tên gọi Baltic Pipe để vận chuyển khí đốt đến Ba Lan. 

Một kịch bản tương tự đối với các cơ sở hạ tầng dầu khí của Na Uy sẽ là ác mộng đối với châu Âu trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần. Đức, quốc gia tiêu thụ nhiều khí đốt nhất châu Âu, cho biết sẽ huy động tối đa lực lượng cảnh sát biển để tăng cường tuần tra các khu vực biển Bắc và biển Baltic. 

Trong một động thái tương tự, Italia cũng đã nâng cấp độ cảnh báo an ninh đối với các đường ống vận chuyển khí đốt từ Algéria, Lybia, Azerbaïdjan hay các nước Bắc Âu đến Italy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc “quan ngại nghiêm trọng” các vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc
Trung Quốc “quan ngại nghiêm trọng” các vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc

VOV.VN - Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 30/9, ông Cảnh Sảng, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết, Bắc Kinh quan ngại nghiêm trọng về các vụ rò rỉ đi kèm các vụ nổ xảy ra thời gian gần đây tại đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc.

Trung Quốc “quan ngại nghiêm trọng” các vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc

Trung Quốc “quan ngại nghiêm trọng” các vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc

VOV.VN - Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 30/9, ông Cảnh Sảng, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết, Bắc Kinh quan ngại nghiêm trọng về các vụ rò rỉ đi kèm các vụ nổ xảy ra thời gian gần đây tại đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc.

800 triệu mét khối khí đốt thất thoát sau vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc
800 triệu mét khối khí đốt thất thoát sau vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc

VOV.VN - Nga cho biết, 800 triệu mét khối khí đốt tự nhiên đã thoát ra ngoài sau các vụ rò rỉ đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 dưới Biển Baltic.

800 triệu mét khối khí đốt thất thoát sau vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc

800 triệu mét khối khí đốt thất thoát sau vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc

VOV.VN - Nga cho biết, 800 triệu mét khối khí đốt tự nhiên đã thoát ra ngoài sau các vụ rò rỉ đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 dưới Biển Baltic.

Vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc phơi bày điểm yếu của châu Âu
Vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc phơi bày điểm yếu của châu Âu

VOV.VN - Sự cố rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc dấy lên lo ngại tất cả các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở châu Âu, từ đường dầu khí Biển Bắc, đường cáp điện kết nối lục địa châu Âu với Anh cho tới các đường cáp internet có thể gặp nguy hiểm.

Vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc phơi bày điểm yếu của châu Âu

Vụ rò rỉ Dòng chảy phương Bắc phơi bày điểm yếu của châu Âu

VOV.VN - Sự cố rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc dấy lên lo ngại tất cả các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở châu Âu, từ đường dầu khí Biển Bắc, đường cáp điện kết nối lục địa châu Âu với Anh cho tới các đường cáp internet có thể gặp nguy hiểm.