Ảnh: Sự trỗi dậy của Trung Quốc qua 40 năm cải cách và mở cửa

VOV.VN - Sau 40 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những bước tiến vượt trội, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức.

Năm 1978, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã thực thi chính sách cải cách và mở cửa mang tính lịch sử, sau một loạt các thí điểm giúp đưa phần lớn người dân Trung Quốc ra khỏi cảnh nghèo đói.
Để hạn chế sự bùng nổ kinh tế, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách một con vào năm 1979, giới hạn nghiêm ngặt số lượng con trong các gia đình ở thành thị. Ngày nay, chính sách này đã được nới lỏng.
Chính sách tiếp theo phải kể đến là thành lập đặc khu kinh tế. Thâm Quyến đã trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, ra đời vào tháng 5/1980. Trong vòng 4 năm sau đó, Trung Quốc đã thành lập hơn chục đặc khu kinh tế. Các đặc khu kinh tế trở thành những mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc.

Tiếp đến, Trung Quốc bắt đầu để mắt đến việc thành lập các sàn giao dịch chứng khoán. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (ngoài cùng bên trái) gặp Chủ tịch Sở giao dịch chứng khoán New York John Phelan (ngoài cùng bên phải) vào năm 1986.

Trung Quốc đã mở sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Thượng Hải vào tháng 11/1990. Bên dưới là nhân viên làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào ngày 19/12/1990.
Sau nhiều năm đàm phán, Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2001. Trong ảnh là Đại diện thương mại Liên minh châu Âu (EU) Pascal Lamy (trái) bắt tay Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc  Shi Guangsheng sau lễ ký thỏa thuận thương mại song phương tại Bắc Kinh ngày 20/5/2000.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã công bố gói kích thích kinh tế 586 tỉ USD vào tháng 11/2008.

Trung Quốc trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, vượt qua cả Nhật Bản.

Với sự phát triển ngày càng tăng, chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc đã có biến đổi to lớn dưới sự cầm quyền của Tập Cận Bình, người được bầu làm Tổng bí thư Trung Quốc cuối năm 2012 và trở thành Chủ tịch Trung Quốc năm 2013.

Trong chuyến thăm Kazakhstan vào tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo kế hoạch thiết lập một Con đường Tơ lụa Mới, kết nối hoạt động thương mại giữa hai quốc gia dọc theo con đường cổ xưa tới châu Âu. Sau đó, kế hoạch này đã phát triển thành sáng kiến trị giá hàng trăm tỉ USD, được đổi tên thành sáng kiến "Vành đai và Con đường”.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu vượt trội, song nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách. Thách thách lớn nhất hiện nay là cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Theo Tân Hoa Xã, trong năm 2019, Bắc Kinh đặt mục tiêu kiểm soát rủi ro tài chính, hạn chế ô nhiễm và giảm nghèo hơn nữa./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phản đối “Báo cáo về chiến lược an ninh Trung Quốc”
Trung Quốc phản đối “Báo cáo về chiến lược an ninh Trung Quốc”

VOV.VN - Bản báo cáo do Trung tâm nghiên cứu phòng vệ Nhật Bản đưa ra đã bị Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích là thiếu trách nhiệm.

Trung Quốc phản đối “Báo cáo về chiến lược an ninh Trung Quốc”

Trung Quốc phản đối “Báo cáo về chiến lược an ninh Trung Quốc”

VOV.VN - Bản báo cáo do Trung tâm nghiên cứu phòng vệ Nhật Bản đưa ra đã bị Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích là thiếu trách nhiệm.

40 năm cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và thế khó hiện nay
40 năm cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và thế khó hiện nay

VOV.VN - Tháng 12/1978, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa khổng lồ. Ngày nay họ đạt nhiều thành tựu và cũng gặp thách thức lớn.

40 năm cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và thế khó hiện nay

40 năm cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và thế khó hiện nay

VOV.VN - Tháng 12/1978, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa khổng lồ. Ngày nay họ đạt nhiều thành tựu và cũng gặp thách thức lớn.