Anh-Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới quan hệ thời hậu Brexit

VOV.VN - Cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ đều mong muốn xích lại gần nhau để thúc đẩy kinh tế và giải quyết những vấn đề quan trọng trong nước.

Trong chuyến thăm đến Anh, sau khi có bài phát biểu tại Chatham House, một viện nghiên cứu nổi tiếng tại Anh, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan sẽ có cuộc gặp với bà Theresa May, Thủ tướng Anh. Nội dung chính của cuộc gặp là bàn về quan hệ kinh tế giữa Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters

Đây là ưu tiên quan trọng nhất với nước chủ nhà Anh bởi thời điểm thực thi Brexit đang đến rất gần và Anh đang tìm mọi cách thúc đẩy các quan hệ thương mại với nhiều đối tác trên toàn thế giới nhằm bù đắp cho các thiệt hại về kinh tế sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu.

Hiện trao đổi thương mại giữa Anh và Thổ Nhĩ Kỳ đang ở mức 16 tỷ Bảng Anh/năm và hai bên thống nhất sẽ phấn đấu đạt 20 tỷ Bảng/năm vào năm 2020.

Anh đang nỗ lực vận động Thổ Nhĩ Kỳ trong một số dự án có tầm chiến lược, ví dụ như việc tập đoàn quốc phòng BAE Systems tham gia dự án chế tạo thế hệ máy bay chiến đấu mới cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra còn nhiều dự án trong lĩnh vực năng lượng, y tế hay công nghiệp chế tạo.

Tất nhiên, hai nhà lãnh đạo Anh và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ đề cập đến nhiều chủ đề khác, như hợp tác an ninh trong việc kiểm soát người tị nạn và những công dân Anh bỏ sang gia nhập hàng ngũ IS tại Syria nay trở về nước Anh, hay hợp tác giải quyết vấn đề Syria.

Tuy nhiên, chủ đề chính mà phía Anh muốn đề cập với ông Erdogan là quan hệ kinh tế. Phía Thổ Nhĩ Kỳ thì cũng muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế nhưng mục tiêu quan trọng nhất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến thăm Anh lần này lại không phải là các lợi ích kinh tế mà là ý định muốn nâng cao vị thế chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ và của bản thân ông Erdogan.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là trong thời điểm mà quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh châu Âu vẫn đang gặp nhiều rắc rối và ông Erdogan vừa mới quyết định tổ chức cuộc tổng tuyển cử sớm tại nước này vào tháng 6 năm nay, thay vì  tháng 10 như kế hoạch ban đầu.

Việc Anh và Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần nhau ở thời điểm này được cho là có càng ý nghĩa khi thời điểm Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đang tới gần. Tuy nhiên, ở Anh đã xuất hiện những luồng ý kiến cho rằng Anh đang chấp nhận bỏ qua vấn đề nhân quyền – một trong những khúc mắc lớn nhất của châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ - để có được mối quan hệ này. Anh có nhận định như thế nào về vấn đề này?

Đây là một nhận xét chính xác. Trên thực tế thì hiện tại chính quyền Anh của nữ Thủ tướng Theresa May hoàn toàn không đặt nặng vấn đề nhân quyền hay nhà nước pháp quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ, dù trước và trong chuyến thăm của ông Erdogan đến Anh thì đã diễn ra rất nhiều cuộc biểu tình của các tổ chức dân sự tại Anh đòi Chính phủ Anh phải đưa ra ý kiến phản đối với các vụ việc bị cho là vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 2 năm qua, kể từ sau cuộc chính biến tháng 7/2016.

Đối với Anh ở thời điểm này, những vấn đề nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ không quan trọng bằng những vấn đề nội bộ của chính nước này. Anh đang trong giai đoạn khó khăn của tiến trình Brexit, với nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả kinh tế nghiêm trọng sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu, nên trong 2 năm qua, các đời chính phủ Anh đều coi việc tìm kiếm các đối tác thương mại mới trên toàn thế giới là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất.

Trong chuyến thăm đến Anh thì ông Erdogan có nhắc đến một chi tiết đó là Anh là nước châu Âu đầu tiên bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền của ông Erdogan sau vụ chính biến tháng 7/2016 và ngay sau vụ đó thì Anh đã cử một Bộ trưởng sang thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này cho thấy là từ khi Brexit diễn ra, Anh đã bắt đầu thay đổi tương đối triệt để chiến lược ngoại giao của mình. Anh không giống các nước EU khác là lên án và chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về các diễn biến tại nước này trong thời gian qua, thậm chí còn ngỏ ý sẵn lòng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu.

Với Anh thì ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nước này bây giờ là tìm kiếm các đảm bảo về lợi ích kinh tế hậu Brexit và Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác lớn, có tầm quan trọng cả về an ninh lẫn kinh tế tại khu vực Trung Đông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Anh lần đầu thừa nhận “thực tế khắc nghiệt” hậu Brexit
Thủ tướng Anh lần đầu thừa nhận “thực tế khắc nghiệt” hậu Brexit

VOV.VN - Dù thừa nhận sau khi rời thị trường duy nhất, “cuộc sống nước Anh sẽ khác” nhưng bà May vẫn bày tỏ mong muốn một thỏa thuận “rộng rãi nhất có thể”.

Thủ tướng Anh lần đầu thừa nhận “thực tế khắc nghiệt” hậu Brexit

Thủ tướng Anh lần đầu thừa nhận “thực tế khắc nghiệt” hậu Brexit

VOV.VN - Dù thừa nhận sau khi rời thị trường duy nhất, “cuộc sống nước Anh sẽ khác” nhưng bà May vẫn bày tỏ mong muốn một thỏa thuận “rộng rãi nhất có thể”.

Thượng viện Anh thông qua điều khoản ngăn cản Brexit
Thượng viện Anh thông qua điều khoản ngăn cản Brexit

VOV.VN - Điều khoản nói trên sẽ gây thêm khó khăn cho Chính phủ Anh trong đàm phán với EU, đồng thời cho thấy những chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Brexit.

Thượng viện Anh thông qua điều khoản ngăn cản Brexit

Thượng viện Anh thông qua điều khoản ngăn cản Brexit

VOV.VN - Điều khoản nói trên sẽ gây thêm khó khăn cho Chính phủ Anh trong đàm phán với EU, đồng thời cho thấy những chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Brexit.

Quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU, liệu có khả thi?
Quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU, liệu có khả thi?

VOV.VN - Vào tuần tới, Liên minh Châu Âu (EU) và Anh sẽ bắt đầu đàm phán về mối quan hệ thương mại trong tương lai sau khi nước Anh rời khỏi khối (Brexit).

Quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU, liệu có khả thi?

Quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU, liệu có khả thi?

VOV.VN - Vào tuần tới, Liên minh Châu Âu (EU) và Anh sẽ bắt đầu đàm phán về mối quan hệ thương mại trong tương lai sau khi nước Anh rời khỏi khối (Brexit).

Châu Âu muốn ngăn dịch vụ tài chính Anh sau Brexit
Châu Âu muốn ngăn dịch vụ tài chính Anh sau Brexit

VOV.VN -Châu Âu có thể chỉ muốn xây dựng một hiệp định thương mại tự do cho tất cả các loại hàng hoá, phi thuế quan nhưng không bao gồm lĩnh vực dịch vụ tài chính

Châu Âu muốn ngăn dịch vụ tài chính Anh sau Brexit

Châu Âu muốn ngăn dịch vụ tài chính Anh sau Brexit

VOV.VN -Châu Âu có thể chỉ muốn xây dựng một hiệp định thương mại tự do cho tất cả các loại hàng hoá, phi thuế quan nhưng không bao gồm lĩnh vực dịch vụ tài chính