ASEAN - Trọng tâm trong chính sách chiến lược “Nam tiến” của Nhật Bản và Trung Quốc

VOV.VN - Hàng loạt các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp trong khu vực cho thấy vai trò trọng tâm của ASEAN trong chiến lược của các cường quốc khu vực thời kỳ hậu Covid-19.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sắp thăm Việt Nam và Indonesia- hai thành viên quan trọng của ASEAN trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức Thủ tướng. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đang thực hiện chuyến thăm tới 5 quốc gia Đông Nam Á.  Hàng loạt các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp trong khu vực cho thấy vai trò trọng tâm của ASEAN trong chiến lược của các cường quốc khu vực thời kỳ hậu Covid-19.

Với việc chọn Việt Nam và Indonesia hai thành viên quan trọng của ASEAN, ông Suga Yoshihide muốn khẳng định sự liên tục trong quan hệ  với Đông Nam Á, đồng thời thể hiện sự tái cam kết của tân lãnh đạo Nhật Bản đối với tầm nhìn của cựu Thủ tướng Shinzo Abe về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Việt Nam và Indonesia cũng là những quốc gia đầu tiên ông Suga Yoshihide đến thăm khi quay trở lại cương vị Thủ tướng  vào tháng 12/2012.

Phát biểu tại Đối thoại thường niên ASEAN Nhật Bản hôm qua (14/10), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori khẳng định chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước khu vực: “Tôi xin nhấn mạnh lập trường của Nhật Bản về những vấn đề khu vực và quốc tế không có sự thay đổi dưới thời của Tân Thủ tướng Suga. Tân Thủ tướng Suga quyết tâm tăng cường hợp tác với ASEAN cũng như thúc đẩy tầm nhìn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở và tự do.Đây là ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản. Nhật Bản ủng hộ Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mong muốn cùng ASEAN triển khai thực tế quan điểm này”.

Có thể nói Nhật Bản đã đạt được những bước tiến lớn trong việc trở thành một trong những quốc gia được các nước Đông Nam Á ủng hộ nhiều nhất. Sự giúp đỡ to lớn về tài chính và vai trò duy trì hòa bình của Nhật Bản trong các vấn đề xung đột khu vực đã giúp Nhật Bản giành được độ tin cậy cao trong nội bộ ASEAN. Các khoản đầu tư của Nhật Bản tại Đông Nam Á ước tính đạt 367 tỷ USD. Nền kinh tế ASEAN được dự đoán phát triển ổn định ngay cả sau đại dịch Covid-19 với mức tăng trưởng chung của khu vực dự kiến là 4,7%. Vì vậy việc thúc đẩy hợp tác quan hệ với các nước ASEAN có thể trở thành điểm đến sinh lợi nhất, đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản muốn giảm sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau với Trung Quốc, chuyển các cơ sở sản xuất cũng như thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ thời kỳ hậu Covid.

Cùng thời điểm với chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Đông Nam Á lần này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đang có chuyến thăm đến 5 quốc gia ASEAN bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Singapore, Malaysia. Với khẳng định chuyến thăm nhằm “làm sâu sắc quan hệ với ASEAN, đề cao chủ nghĩa đa phương, duy trì hòa bình và ổn định khu vực”, nhiều chuyên gia cũng nhận định, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á đang có thay đổi mới, chuyến thăm nhằm thực hiện hóa những ưu tiên chiến lược của Trung Quốc.

Trước hết Trung Quốc muốn tận dụng thành quả trong sản xuất vaccine nhằm thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, với cam kết đưa những quốc gia này vào danh sách ưu tiên tiếp nhận vaccine. Chuyến thăm cũng nhằm khẳng định vị trí chiến lược then chốt của Trung Quốc thời kỳ hậu Covid trong khu vực khi Mỹ gần đây thiết lập Thỏa thuận đối tác với 5 nước tiểu vùng sông Mekong.

Rõ ràng với một ASEAN đang nổi lên, Đông Nam Á đang trở thành điểm đến không chỉ của các cường quốc lớn khu vực mà còn trên thế giới. Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là Bộ Tứ (Quad) gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ mới đây cũng luôn khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc thúc đẩy tầm nhìn Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối ASEAN năm 2020
Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối ASEAN năm 2020

VOV.VN - IMF đánh giá, GDP Việt Nam năm 2020 sẽ vượt Singapore, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối ASEAN năm 2020

Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối ASEAN năm 2020

VOV.VN - IMF đánh giá, GDP Việt Nam năm 2020 sẽ vượt Singapore, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc muốn cùng Malaysia tăng cường hợp tác, phát huy vai trò của ASEAN
Trung Quốc muốn cùng Malaysia tăng cường hợp tác, phát huy vai trò của ASEAN

VOV.VN - Trung Quốc coi trọng vị trí và vai trò của Malaysia tại khu vực, mong muốn cùng Malaysia tăng cường hợp tác, phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN.

Trung Quốc muốn cùng Malaysia tăng cường hợp tác, phát huy vai trò của ASEAN

Trung Quốc muốn cùng Malaysia tăng cường hợp tác, phát huy vai trò của ASEAN

VOV.VN - Trung Quốc coi trọng vị trí và vai trò của Malaysia tại khu vực, mong muốn cùng Malaysia tăng cường hợp tác, phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN.