Australia đền bù hơn 830 triệu AUD vì hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp

VOV.VN - Chính phủ Australia vừa công bố nước này đã đạt được thỏa thuận đền bù vì hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm của Pháp với số tiền bồi thường lên đến hơn 830 triệu đô la Australia. 

Trong tuyên bố đưa ra vào sáng 11/6, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết nước này đã đạt được thỏa thuận bồi thường với Tập đoàn Naval của Pháp sau khi hủy hợp đồng trị giá 90 tỷ AUD mua 12 tàu ngầm chạy bằng diesel với số tiền bồi thường lên đến 550 triệu euro, tương đương với 830 triệu AUD.

“Đây là một sự dàn xếp công bằng và chấp nhận được. Thỏa thuận này có được sau cuộc nói chuyện giữa tôi với Tổng thống Pháp Macron và tôi đã cảm ơn Tổng thống về những cuộc thảo luận này và cách thức thân tình mà chúng tôi đang tạo ra để thiết lập lại mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Australia và Pháp”.

Cùng với số tiền bồi thường này, mặc dù Australia chưa nhận về bất kỳ sản phẩm gì song nước này đã phải chi tới 3,4 tỷ AUD cho dự án này.

Trước đó vào tháng 9/2021, Australia bất ngờ tuyên bố hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm chạy bằng diesel của Pháp để thay bằng việc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh phối hợp sản xuất trong khuôn khổ dự án hợp tác đầu tiên của cơ chế an ninh mới thành lập AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia. 

Sau quyết định này của Australia, quan hệ giữa nước này với Pháp đã lao dốc, Pháp thậm chí còn triệu hồi Đại sứ tại Australia về nước. Pháp không chỉ sốc mà còn vô cùng tức giận trước quyết định của Australia. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn cho rằng Pháp đã bị “đâm sau lưng” khi Australia đã không hề thông báo và ra tín hiệu cho nước này về khả năng hợp đồng bị hủy. Sau sự kiện này, không chỉ quan hệ chính trị giữa hai nước đã bị ảnh hưởng mà việc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do giữa Australia với Liên minh châu Âu cũng bị đình trệ.

Tuy nhiên, với việc Australia và Tập đoàn Naval của Pháp đạt được thỏa thuận đền bù cho việc hủy hợp đồng, quan hệ giữa Australia với Pháp đã có thể bước sang giai đoạn mới. Và điều này cũng đã được hé lộ khi hôm nay Thủ tướng Australia Anthony Albanese cũng đồng thời cho biết ông đã nhận lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron đến thăm Pháp và chuyến đi đang được thu xếp.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy nhanh và mở rộng ảnh hưởng và sự có mặt tại khu vực Thái Bình Dương, việc Australia thắt chặt quan hệ với Pháp - quốc gia có vùng lãnh thổ hải ngoại tại khu vực sẽ giúp cho Australia có thêm đồng minh và tăng cường năng lực cạnh tranh trước sự can dự ngày càng quyết liệt của Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia: Căn cứ thứ 2 của hạm đội tàu ngầm hạt nhân sẽ đặt ở bờ Đông
Australia: Căn cứ thứ 2 của hạm đội tàu ngầm hạt nhân sẽ đặt ở bờ Đông

VOV.VN - Australia ngày 7/3 cho biết sẽ cây dựng thêm một căn cứ cho hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ở bờ Đông của nước này để thuận tiện cho việc hoạt động ở cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Australia: Căn cứ thứ 2 của hạm đội tàu ngầm hạt nhân sẽ đặt ở bờ Đông

Australia: Căn cứ thứ 2 của hạm đội tàu ngầm hạt nhân sẽ đặt ở bờ Đông

VOV.VN - Australia ngày 7/3 cho biết sẽ cây dựng thêm một căn cứ cho hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ở bờ Đông của nước này để thuận tiện cho việc hoạt động ở cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Australia, Anh và Mỹ ký thỏa thuận chia sẻ bí mật tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân
Australia, Anh và Mỹ ký thỏa thuận chia sẻ bí mật tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

VOV.VN - Hôm nay (22/11), Australia, Anh và Mỹ vừa ký thỏa thuận chia sẻ bí mật trong chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tạo tiền đề để hiện thực hóa cam kết của Anh và Mỹ trong việc hỗ trợ Australia theo khuôn khổ AUKUS.

Australia, Anh và Mỹ ký thỏa thuận chia sẻ bí mật tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Australia, Anh và Mỹ ký thỏa thuận chia sẻ bí mật tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

VOV.VN - Hôm nay (22/11), Australia, Anh và Mỹ vừa ký thỏa thuận chia sẻ bí mật trong chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tạo tiền đề để hiện thực hóa cam kết của Anh và Mỹ trong việc hỗ trợ Australia theo khuôn khổ AUKUS.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu
Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS
Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.