Australia mua thêm 2 loại vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Với thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ AUD, Australia đã đặt mua tổng cộng gần 135 triệu liều vaccine ngừa Covid-19.

Ngoài 2 loại vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca và của trường Đại học Queensland, Australia vừa ký thỏa thuận để được quyền tiếp cận với 2 loại vaccine khác. Với thỏa thuận này, Australia đã đặt mua tổng cộng gần 135 triệu liều vaccine ngừa Covid-19.

Theo thông tin vừa được chính phủ Australia công bố, nước này đã đạt thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ AUD để được quyền tiếp cận thêm 2 loại vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng, đang được các hãng dược phẩm thử nghiệm giai đoạn cuối.

Với các thỏa thuận vừa được ký kết, Australia sẽ nhận được 40 triệu liều vaccine do công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ sản xuất, và thêm 10 triệu liều khác đang được hãng dược phẩm Pfizer và công ty công nghệ sinh học của Đức BioNTech hợp tác phát triển. Hai loại vaccine mới dự kiến sẽ có mặt tại Australia vào đầu năm sau, nếu các thử nghiệm đang được tiến hành trong giai đoạn cuối diễn ra thành công.

Tờ Người Australia dẫn lời Thủ tướng nước này - ông Scott Morrison khẳng định, hiện chưa có gì đảm bảo các loại vaccine đang được phát triển sẽ thành công. Chiến lược vaccine của Australia là “không đặt tất cả trứng vào 1 giỏ” để đảm bảo rằng người dân sẽ được tiếp cận những loại vaccine ngừa Covid-19 tốt nhất nếu các thử nghiệm chứng minh thành công.

Trong một tuyên bố vào hôm qua (4/11), Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết, đến nay Australia đã đặt mua 4 loại vaccine ngừa Covid-19 bao gồm 2 loại vaccine protein, 1 vaccine protein phân tử và 1 vaccine vectơ virus.

Trước đó ông Greg Hunt cũng cho biết, lô vaccine đầu tiên sẽ bắt đầu được sản xuất tại Australia trong tháng này, và các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch, cùng với nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ được ưu tiên tiêm vaccine bắt đầu từ tháng 3 năm sau.

Cho đến nay, Australia đã ký 4 thỏa thuận mua vaccine với chi phí lên đến 3,2 tỷ AUD. Tổng số vaccine nước này đặt mua lên đến gần 135 triệu liều trong khi dân số của Australia hiện chưa đến 26 triệu người.

Australia hiện là quốc gia đi đầu thế giới trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 an toàn, hiệu quả và có giá rẻ. Chính phủ nước này khẳng định sẽ hỗ trợ bao phủ vaccine cho người dân trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Australia đến nay đã cam kết chi hơn 800 triệu AUD trong 3 năm và xây dựng 27 kế hoạch ứng phó Covid-19 cho từng quốc gia cụ thể trong khu vực, để đảm bảo sớm loại bỏ được đại dịch toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Israel thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người
Israel thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

VOV.VN - Israel đã bắt đầu tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 tiềm năng do Viện Nghiên cứu Sinh học nước này phát triển, có tên là BriLife trên 80 tình nguyện viên đầu tiên.

Israel thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

Israel thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

VOV.VN - Israel đã bắt đầu tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 tiềm năng do Viện Nghiên cứu Sinh học nước này phát triển, có tên là BriLife trên 80 tình nguyện viên đầu tiên.

Australia bắt đầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 11/2020
Australia bắt đầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 11/2020

VOV.VN - Australia cho biết sẽ bắt tay vào sản xuất một trong những loại vaccine ngừa Covid-19 ngay trong tháng 11 này để kịp phân phối tới người dân.

Australia bắt đầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 11/2020

Australia bắt đầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 11/2020

VOV.VN - Australia cho biết sẽ bắt tay vào sản xuất một trong những loại vaccine ngừa Covid-19 ngay trong tháng 11 này để kịp phân phối tới người dân.

Nga tiêm vaccine Sputnik V cho tình nguyện viên trên 60 tuổi
Nga tiêm vaccine Sputnik V cho tình nguyện viên trên 60 tuổi

VOV.VN - Theo ghi nhận, vaccine không gây ra tác dụng phụ đối với các tình nguyện viên.

Nga tiêm vaccine Sputnik V cho tình nguyện viên trên 60 tuổi

Nga tiêm vaccine Sputnik V cho tình nguyện viên trên 60 tuổi

VOV.VN - Theo ghi nhận, vaccine không gây ra tác dụng phụ đối với các tình nguyện viên.