Australia muốn Nhật Bản là thành viên của AUKUS

VOV.VN - Thời gian gần đây, dư luận bắt đầu thảo luận về khả năng Nhật Bản sẽ trở thành thành viên của AUKUS và điều này đang dần được hé lộ khi Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết nước này muốn Nhật Bản trở thành thành viên thứ tư của nhóm này.

Hôm qua (9/12), tại Nhật Bản đã diễn ra Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng lần thứ 10 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Australia và Nhật Bản. Tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị cho biết, hai nước khẳng định qua hệ đối tác chiến lược đặc biệt giữa hai bên đang ngày càng lớn mạnh và hai nước đoàn kết với nhau do cùng chia sẻ những giá trị chung bao gồm cam kết dân chủ, nhân quyền, tự do thương mại và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Tuyên bố chung cũng cho biết, trong thời gian tới, hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tham gia nhiều cuộc tập trận phức tạp, đưa máy bay chiến đấu F-35 của Nhật Bản và Australia sang huấn luyện ở nước bên kia, đẩy mạnh đào tạo tìm kiếm và cứu hạn giữa lực lượng hải quân hai nước, tham gia các cuộc tập trận bắn đạn thật, thúc đẩy hợp tác trong khoa học và công nghệ quốc phòng, nâng cao năng lực an ninh kinh tế, hợp tác trong an ninh mạng...

Bên cạnh hợp tác song phương, Australia và Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh sự phối hợp trong các cơ chế đa phương như Bộ Tứ hay Đối thoại chiến lược ba bên với Mỹ cũng như trong nỗ lực giải quyết các thách thức của khu vực ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho biết:

“Khu vực mà chúng ta đang sinh sống hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Chúng tôi đã thảo luận về mong muốn đảm bảo một khu vực hòa bình và ổn định vào thời điểm hiện tại và việc hai quốc gia có thể cùng nhau để đạt được mục tiêu này”.

Mức độ hợp tác chặt chẽ và tin tưởng cao giữa Australia và Nhật Bản trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả các lĩnh vực nhạy cảm đã khiến cho Australia tin tưởng rằng, Nhật Bản có thể trở thành một thành viên của cơ chế AUKUS, bên cạnh 3 thành viên hiện tại gồm Australia, Anh và Mỹ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles khẳng định, trước mắt, AUKUS nên tập trung vào việc chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia sau đó khi việc chuyển giao công nghệ giữa các nước thành viên được bắt đầu thì sự tham gia của Nhật Bản sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ chế này:

“Chúng ta nên tập trung vào việc đảm bảo bắt đầu hợp tác chuyển giao công nghệ mới. Và chúng ta nên tập trung thảo luận về thời điểm chuyển giao công nghệ. Khi các công nghệ được chuyển giao, tôi cho rằng đó là lúc Nhật Bản có thể tham gia cùng với chúng ta. Tôi cho rằng quan điểm này cũng đang được cả Anh và Mỹ cùng chia sẻ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia, Anh và Mỹ có thể sẽ thảo luận về việc kết nạp Nhật Bản vào AUKUS
Australia, Anh và Mỹ có thể sẽ thảo luận về việc kết nạp Nhật Bản vào AUKUS

VOV.VN - Mặc dù dư luận Australia đã nhiều lần nhắc đến khả năng kết nạp Nhật Bản thành thành viên thứ 4 của AUKUS song cho đến lúc này vẫn chưa có phản ứng chính thức từ các bên.

Australia, Anh và Mỹ có thể sẽ thảo luận về việc kết nạp Nhật Bản vào AUKUS

Australia, Anh và Mỹ có thể sẽ thảo luận về việc kết nạp Nhật Bản vào AUKUS

VOV.VN - Mặc dù dư luận Australia đã nhiều lần nhắc đến khả năng kết nạp Nhật Bản thành thành viên thứ 4 của AUKUS song cho đến lúc này vẫn chưa có phản ứng chính thức từ các bên.

Trung Quốc phản đối IAEA sử dụng tài chính vào hợp tác tàu ngầm của AUKUS
Trung Quốc phản đối IAEA sử dụng tài chính vào hợp tác tàu ngầm của AUKUS

VOV.VN - Trung Quốc cho biết nước này phản đối Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sử dụng tài chính cho các hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân như hợp tác tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS).

Trung Quốc phản đối IAEA sử dụng tài chính vào hợp tác tàu ngầm của AUKUS

Trung Quốc phản đối IAEA sử dụng tài chính vào hợp tác tàu ngầm của AUKUS

VOV.VN - Trung Quốc cho biết nước này phản đối Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sử dụng tài chính cho các hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân như hợp tác tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS).

Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS
Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS

VOV.VN - Nhật Bản là tuy không phải là một thành viên của AUKUS, song lại muốn hợp tác với cơ chế này trong một số dự án về công nghệ quốc phòng.

Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS

Nhật Bản muốn hợp tác công nghệ quốc phòng với liên minh AUKUS

VOV.VN - Nhật Bản là tuy không phải là một thành viên của AUKUS, song lại muốn hợp tác với cơ chế này trong một số dự án về công nghệ quốc phòng.

Chuyên gia Indonesia lo ngại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bị quân sự hóa vì AUKUS
Chuyên gia Indonesia lo ngại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bị quân sự hóa vì AUKUS

VOV.VN - Trong năm 2021, sự hình thành của Liên minh AUKUS (quan hệ đối tác an ninh ba bên Mỹ - Anh - Australia) đã khiến Indonesia nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại. Chuyên gia luật và an ninh hàng hải nước này cho rằng, một trong những lý do của phản ứng này là nỗi lo khu vực bị quân sự hóa.

Chuyên gia Indonesia lo ngại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bị quân sự hóa vì AUKUS

Chuyên gia Indonesia lo ngại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bị quân sự hóa vì AUKUS

VOV.VN - Trong năm 2021, sự hình thành của Liên minh AUKUS (quan hệ đối tác an ninh ba bên Mỹ - Anh - Australia) đã khiến Indonesia nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại. Chuyên gia luật và an ninh hàng hải nước này cho rằng, một trong những lý do của phản ứng này là nỗi lo khu vực bị quân sự hóa.

Từ chính biến Myanmar đến liên minh AUKUS: Châu Á trải qua nhiều cú sốc lớn năm 2021
Từ chính biến Myanmar đến liên minh AUKUS: Châu Á trải qua nhiều cú sốc lớn năm 2021

VOV.VN - Suốt 1 năm qua, châu Á đã chứng kiến những câu chuyện lớn có thể định hình tương lai khu vực trong nhiều năm tới, từ cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar, Taliban giành chính quyền ở Afghanistan đến sự hình thành liên minh AUKUS.

Từ chính biến Myanmar đến liên minh AUKUS: Châu Á trải qua nhiều cú sốc lớn năm 2021

Từ chính biến Myanmar đến liên minh AUKUS: Châu Á trải qua nhiều cú sốc lớn năm 2021

VOV.VN - Suốt 1 năm qua, châu Á đã chứng kiến những câu chuyện lớn có thể định hình tương lai khu vực trong nhiều năm tới, từ cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar, Taliban giành chính quyền ở Afghanistan đến sự hình thành liên minh AUKUS.