Australia sẽ xem xét lại hàng nghìn dự án hợp tác của các trường đại học với nước ngoài

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm loại bỏ các dự án hợp tác với nước ngoài đi ngược lại lợi ích quốc gia, Bộ Ngoại giao Australia sẽ đánh giá lại hơn 6.000 dự án mà các trường Đại học của Australia hợp tác với nước ngoài.

Theo truyền thông Australia, danh sách hơn 6.000 dự án của các trường đại học của nước này đã được gửi tới Bộ Ngoại giao để xem xét về sự thống nhất của chúng với chính sách đối ngoại của Australia. Trong đó có hơn 4.000 dự án thuộc nhóm 8 trường Đại học hàng đầu của nước này bao gồm cả các dự án về việc thành lập các Viện Khổng Tử tại một số trường đại học.

Việc làm này được các trường đại học của Australia và Bộ Ngoại giao nước này triển khai nhằm thực thi quy định được đề cập trong Luật Quan hệ Đối ngoại được Quốc hội Australia thông qua vào cuối năm 2020.

Theo đó, thứ 6 tuần này là hạn cuối cùng để các trường đại học của Australia gửi đến Bộ Ngoại giao danh sách các dự án hợp tác với nước ngoài. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne sẽ là người đánh giá các dự án này và sẽ đưa ra quyết định hủy bỏ bất kỳ dự án nào được cho là không phù hợp với lợi ích quốc gia.

Trước khi gửi danh sách các dự án hợp tác với nước ngoài đến Bộ Ngoại giao, các nhân viên của Bộ Ngoại giao, các trường đại học, các hội đồng và chính quyền địa phương đã có hơn 100 cuộc họp và cuộc thông báo về việc triển khai Luật Quan hệ đối ngoại. Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne khẳng định “các trường đại học hiện nay đã có tầm nhìn đầy đủ về hoạt động quốc tế của mình ở các lĩnh vực khác nhau. Điều này sẽ dẫn đến việc cải thiện quá trình quản trị và thẩm định các thỏa thuận mà các trường đã ký với các đối tác nước ngoài”.

Trước đó vào hồi tháng 4/2021, 2 văn bản thỏa thuận liên quan đến Sáng kiến Vành đai - Con đường mà bang Victoria của Australia đã ký với Trung Quốc là hai trong những thỏa thuận đầu tiên mà Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne hủy bỏ theo quy định của Luật Quan hệ đối ngoại. Bộ trưởng Marise Payne khẳng định “các thỏa thuận này không phù hợp với chính sách đối ngoại của Australia hoặc gây bất lợi cho các quan hệ đối ngoại” của nước này. Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia đã chỉ trích quyết định này và khẳng định quyết định gây tổn hại quan hệ song phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia
Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia

VOV.VN - Pháp lên án các hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia và quan hệ đối tác với Australia sẽ là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp.

Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia

Pháp lên án hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia

VOV.VN - Pháp lên án các hành vi cưỡng ép kinh tế nhằm vào Australia và quan hệ đối tác với Australia sẽ là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Pháp.

Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia
Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia

VOV.VN - Đối với Australia, việc sở hữu tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) là một bằng chứng cho thấy chiến lược dài hạn tiếp nối chương trình tàu ngầm Lớp Tấn công.

Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia

Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia

VOV.VN - Đối với Australia, việc sở hữu tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) là một bằng chứng cho thấy chiến lược dài hạn tiếp nối chương trình tàu ngầm Lớp Tấn công.

Australia tài trợ Papua New Guinea nâng cấp căn cứ hải quân
Australia tài trợ Papua New Guinea nâng cấp căn cứ hải quân

VOV.VN - Trong một động thái nhằm tăng cường hiện diện quân sự của nước này trong khu vực Nam Thái Bình Dương, quân đội Australia sẽ tài trợ hàng trăm triệu AUD để nâng cấp một căn cứ hải quân tại Papua New Guinea.

Australia tài trợ Papua New Guinea nâng cấp căn cứ hải quân

Australia tài trợ Papua New Guinea nâng cấp căn cứ hải quân

VOV.VN - Trong một động thái nhằm tăng cường hiện diện quân sự của nước này trong khu vực Nam Thái Bình Dương, quân đội Australia sẽ tài trợ hàng trăm triệu AUD để nâng cấp một căn cứ hải quân tại Papua New Guinea.