Australia tìm kiếm liên minh gây sức ép với EU về vận chuyển vaccine

VOV.VN - Australia đang tìm kiếm tiếng nói chung nhằm gây sức ép với Liên minh châu Âu trong việc ngăn cản vận chuyển vaccine ngừa Covid-19 ra ngoài khối.

Hôm nay (9/3), Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho biết ông vô cùng thất vọng khi Italy không cho phép công ty dược phẩm AstraZeneca vận chuyển 250.000 liều vaccine sang Australia và gọi hành động này là “bảo hộ vaccine”.

Vì quyết định của Italy nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Châu Âu và đây là vụ ngăn cản xuất khẩu vaccine sang các nước không phải thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên nên Australia lo ngại tiếp sau Italy sẽ xảy ra những vụ việc tương tự. Do đó, Bộ trưởng Dan Tehan cho biết, Australia đang lên kế hoạch để cùng với các nước có chung quan điểm như Canada, Nhật Bản, Na Uy và New Zealand để tăng cường sức ép với Liên minh châu Âu .

Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cũng đã nêu vấn đề này với các quan chức của Liên minh châu Âu  (EU) và Tổng giám đốc mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bà Ngozi Okonjo-Iweala. Trong đó, bà Ngozi Okonjo-Iweala cũng chia sẻ lo ngại với Bộ trưởng Dan Tehan về khả năng các nước đang phát triển không có đủ nguồn lực tự sản xuất vaccine ngừa Covid-19 nên có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu vaccine cung cấp cho người dân. Australia cảnh báo, tình trạng này có thể diễn ra đối với Papua New Guinea, một số quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng như một số quốc gia Đông Nam Á.

Australia không thiếu vaccine ngừa Covid-19 vì nước này có nhà máy sản xuất vaccine và dự kiến lô vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên sản xuất ở trong nước được ra đời vào cuối tháng này. Tuy vậy, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 ở các nước láng giềng với Australia như Papua New Guinea đang bùng phát mạnh mẽ thì việc phân phối vaccine trậm trễ không chỉ ảnh hưởng đến từng quốc gia mà còn ảnh hưởng tới tình hình chung của khu vực. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cũng lo ngại trong trung hạn, việc làm này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vaccine ngừa Covid-19 của Nga sẽ được sản xuất tại Italy
Vaccine ngừa Covid-19 của Nga sẽ được sản xuất tại Italy

VOV.VN - Một công ty công nghệ sinh học Thụy Sỹ sẽ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga tại các cơ sở ở Italy.

Vaccine ngừa Covid-19 của Nga sẽ được sản xuất tại Italy

Vaccine ngừa Covid-19 của Nga sẽ được sản xuất tại Italy

VOV.VN - Một công ty công nghệ sinh học Thụy Sỹ sẽ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga tại các cơ sở ở Italy.

CDC Mỹ: Sẽ hoàn toàn được phòng bệnh sau 2 tuần tiêm vaccine Covid-19
CDC Mỹ: Sẽ hoàn toàn được phòng bệnh sau 2 tuần tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Theo CDC Mỹ, những người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể gặp gỡ nhau trong nhà mà không cần đeo khẩu trang.

CDC Mỹ: Sẽ hoàn toàn được phòng bệnh sau 2 tuần tiêm vaccine Covid-19

CDC Mỹ: Sẽ hoàn toàn được phòng bệnh sau 2 tuần tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Theo CDC Mỹ, những người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể gặp gỡ nhau trong nhà mà không cần đeo khẩu trang.

Người thứ 3 ở Hong Kong tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sinovac của Trung Quốc
Người thứ 3 ở Hong Kong tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sinovac của Trung Quốc

VOV.VN - Lại có thêm một cụ ông 71 tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc) tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 của hãng Sinovac của Trung Quốc. Đây là trường hợp thứ 3 tử vong sau khi tiêm ở Hong Kong trong hơn 1 tuần qua.

Người thứ 3 ở Hong Kong tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sinovac của Trung Quốc

Người thứ 3 ở Hong Kong tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sinovac của Trung Quốc

VOV.VN - Lại có thêm một cụ ông 71 tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc) tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 của hãng Sinovac của Trung Quốc. Đây là trường hợp thứ 3 tử vong sau khi tiêm ở Hong Kong trong hơn 1 tuần qua.