Australia và Đức nghiên cứu việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen

VOV.VN - Hôm nay (11/9), Australia và Đức vừa ký thỏa thuận về nghiên cứu tính khả thi của việc phát triển chuỗi cung ứng hydrogen giữa hai nước.

Thỏa thuận này mở đường cho việc Australia trở thành nhà xuất khẩu hydrogen vào châu Âu.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết, thỏa thuận vừa ký với Đức cho phép hai nước “nghiên cứu về khả năng phát triển chuỗi cung ứng hydrogen trong tương lai vừa mang về hàng tỷ đô la cho Australia vừa giúp nước này đạt được mục tiêu đầy tham vọng về năng lượng sạch”. Bộ trưởng Birmingham nhấn mạnh, quan hệ đối tác với Đức là “quan trọng” để phát triển ngành công nghiệp hydrogen trong nước và đưa Australia trở thành “một cường quốc về xuất khẩu năng lượng sạch trong tương lai”.

Mặc dù chi tiết của thỏa thuận này không được tiết lộ song cả Australia và Đức đều là hai quốc gia đang đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch để thay thế nhiên liệu hóa thạch. Đức đang đặt mục tiêu sẽ cắt giảm 55% khí thải nhà kính vào năm 2030 và đến năm 2050 sẽ trở thành quốc gia không phát thải. Để đạt được mục tiêu này thì việc sử dụng hydrogen đóng vai trò quan trọng. Trước khi ký thỏa thuận với Đức, Australia cũng đã ký thỏa thuận tương tự với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hydrogen đang được đánh giá là một dạng năng lượng sạch tối ưu khi sản sinh ra nhiều năng lượng hơn khí gas tự nhiên mà lại không có carbon vì thế khi đốt cháy sẽ không sản sinh ra khí nhà kính. Trong thời gian gần đây, Australia triển khai một số dự án trong đó có dư án tại bang Queensland và Tasmania  nghiên cứu về việc trộn lẫn hydrogen với khí gaz tự nhiên để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước. Một dự án khác tại thành phố Adelaide cũng đang nghiên cứu để tìm ra cách thức đưa hydrogen vào trong khí gaz để phục vụ nhu cầu năng lượng cho hàng trăm hộ gia đình.

Bộ trưởng Tài nguyên Australia Keith Pitt khẳng định “hydrogen sạch là một loại nhiên liệu có thể biển đổi để cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông, tạo ra nhiệt và điện và làm nguyên liệu hóa học trong các ứng dụng công nghiệp”. Bộ trưởng Keith Pitt cho biết, nhiều năm là một nhà cung cấp nhiên liệu uy tín cùng với sự phong phú tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp Australia trở thành quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp hydrogen./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia nghiên cứu sản xuất bông nhiều màu sắc để bảo vệ môi trường
Australia nghiên cứu sản xuất bông nhiều màu sắc để bảo vệ môi trường

VOV.VN - Thành công của công trình này có thể giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng các loại thuốc nhuộm hóa học có hại với môi trường.

Australia nghiên cứu sản xuất bông nhiều màu sắc để bảo vệ môi trường

Australia nghiên cứu sản xuất bông nhiều màu sắc để bảo vệ môi trường

VOV.VN - Thành công của công trình này có thể giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng các loại thuốc nhuộm hóa học có hại với môi trường.

Phát hiện mới: Ô nhiễm không khí có thể gây trầm cảm và tăng tỷ lệ tự tử
Phát hiện mới: Ô nhiễm không khí có thể gây trầm cảm và tăng tỷ lệ tự tử

VOV.VN - Theo 1 nghiên cứu mới dựa trên các dữ liệu toàn cầu, những người sống trong bầu không khí ô nhiễm có tỷ lệ cao bị trầm cảm và tự tử.

Phát hiện mới: Ô nhiễm không khí có thể gây trầm cảm và tăng tỷ lệ tự tử

Phát hiện mới: Ô nhiễm không khí có thể gây trầm cảm và tăng tỷ lệ tự tử

VOV.VN - Theo 1 nghiên cứu mới dựa trên các dữ liệu toàn cầu, những người sống trong bầu không khí ô nhiễm có tỷ lệ cao bị trầm cảm và tự tử.

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới
Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...