Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên

VOV.VN - Chính phủ Australia đã quyết định đầu tư 1,25 tỷ AUD để xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên ở bang Tây Australia nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và sử nguồn tài nguyên chiến lược.

Theo cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kim Beazley, ngành công nghiệp khai thác và xử lý đất hiếm có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu được trong tất cả các ngành công nghiệp điện tử và vũ khí hay phát triển năng lượng xanh. Trong khi đó, Australia là một quốc gia có nguồn tài nguyên đất hiếm dồi dào, nhưng lại không có cơ sở xử lý và sử dụng trực tiếp, mà chỉ chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong bối cảnh những thay đổi địa chính trị kết hợp với các tiêu chuẩn môi trường ngày càng tăng, Australia cần xây dựng một ngành công nghiệp đất hiếm bền vững phù hợp với chiến lược bảo đảm chuỗi cung ứng quốc gia. Đây cũng là lý do nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên của Australia được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư lên tới 1,25 tỷ AUD.

Khi quá trình chuyển đổi năng lượng ngày càng tăng, đất hiếm cần thiết cho quá trình điện khí hóa nền kinh tế toàn cầu là điều tối quan trọng và Australia đang sở hữu lợi thế đứng đầu về nguồn tài nguyên sẵn có để xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm trong nước. Đây cũng là một phần trong chiến lược khoáng sản quốc gia của Australia.

Theo đó, ngành công nghiệp đất hiếm có thể tạo ra 115.000 việc làm và đóng góp 71 tỷ AUD vào ngân sách quốc gia vào năm 2040. Việc xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên tại Eneabba, bang Tây Australia chỉ là bước khởi đầu cho chiến lược khoáng sản quốc gia. Hàng loạt các dự án xây dựng tương tự khác sẽ bắt đầu được triển khai rộng khắp trong cả nước vào thời gian tới,  trong đó có nhà máy Balranald ở bang New South Wales và dự án phát triển Wimmera tại bang Victoria.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?
Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Australia ngăn công ty Trung Quốc tăng cổ phần tại công ty khai thác đất hiếm
Australia ngăn công ty Trung Quốc tăng cổ phần tại công ty khai thác đất hiếm

VOV.VN - Mặc dù quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang được cải thiện, song lòng tin giữa hai nước vẫn còn nhiều thử thách và điều này được thể hiện qua việc Australia bác bỏ đề xuất tăng cổ phần tại công ty khai thác đất hiếm của một đối tác Trung Quốc.

Australia ngăn công ty Trung Quốc tăng cổ phần tại công ty khai thác đất hiếm

Australia ngăn công ty Trung Quốc tăng cổ phần tại công ty khai thác đất hiếm

VOV.VN - Mặc dù quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang được cải thiện, song lòng tin giữa hai nước vẫn còn nhiều thử thách và điều này được thể hiện qua việc Australia bác bỏ đề xuất tăng cổ phần tại công ty khai thác đất hiếm của một đối tác Trung Quốc.

Mỹ muốn chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc
Mỹ muốn chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ muốn chấm dứt phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm, tấm pin năng lượng mặt trời và một số hàng hóa chủ chốt khác. Động thái này nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc cắt nguồn cung như đã từng làm với một số quốc gia khác.

Mỹ muốn chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc

Mỹ muốn chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ muốn chấm dứt phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm, tấm pin năng lượng mặt trời và một số hàng hóa chủ chốt khác. Động thái này nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc cắt nguồn cung như đã từng làm với một số quốc gia khác.